Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chư Pah khởi sắc sau 5 năm chuyển dịch cơ cấu cây trồng

Chư Pah khởi sắc sau 5 năm chuyển dịch cơ cấu cây trồng
Ngày đăng: 23/06/2015

5 năm trở lại đây, người nông dân trong huyện đã chú trọng áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, lựa chọn các loại giống cây trồng có năng suất, sản lượng, chất lượng cao đưa vào sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh, thâm canh sản xuất hàng hóa, đáp ứng cho nhu cầu thị trường.

Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pah, năm 2010, toàn huyện Chư Pah có hơn 832 ha cao su tiểu điền, năng suất 14 tạ/ha, đến năm 2015 đã có 1.082 ha cao su tiểu điền, năng suất 14,5 tạ/ha. Cây cà phê cho năng suất cao hơn từ 17,4 tạ/ha năm 2010 lên 22 tạ/ha năm 2015. Cây tiêu từ 30 tạ/ha năm 2010 đến năm 2015 cũng tăng lên 36 tạ/ha. Cây bời lời cũng được mở rộng diện tích từ 790 ha năm 2010 đến năm 2015 đã tăng thêm 2.407 ha. Tổng diện tích gieo trồng, năng suất, sản lượng năm sau cao hơn năm trước. Ước tính đến cuối năm 2015, tổng diện tích gieo trồng trên địa bàn huyện đạt 24.923 ha, tổng sản lượng lương thực đạt 23.611 tấn.

Ông Phạm Văn Việt ở thôn 3, thị trấn Phú Hòa cho biết: “Cây cà phê, cao su đã gắn bó với mình từ năm 2000. Nhưng khi ấy năng suất chưa cao. Mình được tham gia vào dự án phát triển cao su tiểu điền đa dạng hóa nông nghiệp do Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam làm chủ dự án và các lớp tập huấn về phương thức ghép chồi cà phê do Trạm Khuyến nông huyện tổ chức,… từ đó, mình mạnh dạn áp dụng. Cho đến nay, lợi ích kinh tế của cây cà phê, cao su mang lại cho gia đình gần 700 triệu đồng mỗi năm”. Hiện nay, 3 người con của ông Việt đã trưởng thành, ông cũng xây được 3 ngôi nhà cho các con và mở rộng thêm diện tích đất canh tác, trồng thử nghiệm với gần 200 cây hồ tiêu.

Tuy cùng tham gia chuyển dịch cơ cấu cây trồng như hộ gia đình ông Phạm Văn Việt, gia đình ông Bạch Hữu Thanh tại thôn 3, thị trấn Phú Hòa lại không có được giá trị kinh tế cao như vậy. Ông Thanh chia sẻ: “Những năm trước, gia đình trồng cây cà phê nhưng vì lý do biến đổi của thị trường tôi chặt hết cây cà phê đi để trồng cây cao su. Đến khi trồng cao su thì lại gặp phải những giống cây trồng có chất lượng thấp, không thể phát triển được. Nhờ tham dự các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăm sóc, các chương trình dự án ODA… nên đến bây giờ gia đình tôi mới bắt đầu thu được khoảng 30 triệu đồng/năm. Bây giờ tôi không dám chặt bỏ cây nữa mà sẽ chăm sóc cây theo đúng kỹ thuật”.

Hiện nay, một số nông dân ở xã Phú Hòa, Ia Ka, Ia Nhin đang tham gia chương trình cải tạo vườn tạp, nâng cao năng suất. Mỗi hộ dân có từ 4 đến 5 sào vườn trồng cây cao su, cà phê, tiêu, bời lời… thu nhập đạt hơn 30 triệu đồng mỗi năm. Bên cạnh đó, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pah đã hướng dẫn cho nông dân nâng cao năng suất cây mì bằng cách thay thế giống mì mới cho năng suất cao hay sử dụng những giống lúa địa phương thay thế những giống lúa như HT1… Nhờ vậy, nhiều hộ nông dân đã tay đổi được cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Ông Phạm Minh Châu-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pah cho biết: “Mô hình trồng cây hồ tiêu, cây bời lời đang được khuyến khích trồng trong 5 năm trở lại đây. Mô hình này giúp các hộ nông dân đã xác định rõ cây trồng hợp với thổ nhưỡng cho năng suất cao, qua đó, thu nhập của người dân tăng đều mỗi năm”.

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng ngành nông nghiệp đang làm thay đổi bức tranh kinh tế của nhiều vùng nông thôn trong đó có huyện Chư Pah. Sau 5 năm, tuy còn nhiều khó khăn nhưng người dân huyện Chư Pah gần như được khoác trên mình chiếc áo mới, được làm giàu từ chính mảnh đất của họ góp phần nâng cao hiệu quả công tác xóa đói, giảm nghèo, từng bước đạt được các mục tiêu trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.


Có thể bạn quan tâm

Nguy Hại Khi Nhân Nuôi Đuông Dừa Nguy Hại Khi Nhân Nuôi Đuông Dừa

Không riêng gì các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long mà ngay cả xứ dừa Bến Tre trong thời gian gần đây bỗng rộ lên phong trào nuôi đuông dừa bán cho các nhà hàng, quán ăn.

11/11/2013
Trồng Chôm Chôm Vụ Nghịch Lãi Khá Trồng Chôm Chôm Vụ Nghịch Lãi Khá

Chôm chôm vụ thuận thường bị dội chợ, rớt giá nên những năm gần đây nông dân thuộc các huyện Cái Bè, Cai Lậy (Tiền Giang) đã áp dụng khoa học - kỹ thuật xử lý chôm chôm ra trái vụ nghịch. Chính nhờ vậy, nông dân trồng chôm chôm ngày càng khấm khá hơn với lợi nhuận mỗi năm đạt từ 150 - 300 triệu đồng/ha.

11/11/2013
Trải Nghiệm Và Thử Thách Trải Nghiệm Và Thử Thách

Tập trung lực lượng tài công, anh em bạn ghe giàu kinh nghiệm, các chủ tàu đánh bắt hải sản xa bờ ở Vũng Tàu, Long Hải, Phước Tỉnh đã tổ chức nhiều chuyến khai thác ngư trường vùng biển Trường Sa.

12/11/2013
Niềm Vui, Nỗi Lo Từ Con Cá Bổi Niềm Vui, Nỗi Lo Từ Con Cá Bổi

Người dân vùng ngọt Cà Mau từ trước đến nay trải qua nhiều thăng trầm với con cá bổi. Cũng có người thu về tiền tỷ và cũng có người phải lâm nợ từ vật nuôi này.

13/11/2013
Ngư Dân Miền Trung Hối Hả Vươn Khơi Ngư Dân Miền Trung Hối Hả Vươn Khơi

Sau khi bão số 14 (Haiyan) vừa đi qua, ngư dân Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung lại chuẩn bị ngư cụ, hối hả vươn khơi đánh bắt, với hy vọng bù lại thiệt hại của những chuyến biển dở dang vì bão.

13/11/2013