Chư Jút, Nông Dân Chú Trọng Phòng Bệnh Cho Vật Nuôi

Đã thành thông lệ, hàng năm, cứ đến giai đoạn chuyển mùa, gia đình ông Lê Văn Hiếu, ở thôn 12, xã Nam Dong (Chư Jút) lại sửa sang, che chắn, vệ sinh chuồng trại cho đàn trâu, bò của mình.
Ông Hiếu cho hay: “Gia đình tôi chăn nuôi trâu, bò từ nhiều năm rồi. Vào những thời điểm thời tiết có những biến đổi thất thường, gia đình tôi thường xuyên quan tâm đến việc sửa sang chuồng trại, chọn nguồn thức ăn đủ chất dinh dưỡng, chủ động tiêm phòng đầy đủ cho đàn vật nuôi”.
Tương tự, đối với gia đình chị Lê Thị Thư, ở thôn 13 cũng luôn xem trọng việc đảm bảo sức khỏe cho đàn gia súc, gia cầm. Nhờ nâng cao ý thức phòng bệnh nên gia đình lúc nào cũng duy trì được gần 50 con heo thịt và hàng trăm con gà.
Chị Thư cho biết: “Để có được kết quả đó, ngoài thường xuyên tham gia các đợt tiêm phòng vắc xin do cán bộ thú y tổ chức, gia đình còn chủ động mua thuốc tiêm phòng bổ sung để bảo đảm sức đề kháng. Không những vậy, chuồng trại chăn nuôi luôn được gia đình đảm bảo sạch sẽ, nguồn thức ăn đủ chất dinh dưỡng nên đàn vật nuôi phát triển rất ổn định”.
Theo ông Nguyễn Hồng Sơn, cán bộ thú y xã Nam Dong thì toàn xã hiện có 1.493 con gia súc các loại. Ngoài việc tổ chức tiêm phòng cho vật nuôi theo định kỳ, cán bộ thú y cơ sở còn thường xuyên bám sát từng thôn, bon, hộ gia đình để kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc người dân tu sửa, che chắn kín chuồng trại, đảm bảo sạch sẽ, khô ráo, giúp đàn vật nuôi không bị bệnh.
Về phía địa phương luôn tuyên truyền, phổ biến cho người dân phương thức chăm sóc, phòng chống bệnh và tận dụng triệt để các phụ phẩm trồng trọt như thân cây ngô, rơm rạ để có nguồn thức ăn dồi dào. Nhờ vận động thường xuyên nên việc chăm sóc, phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi ngày càng được người dân quan tâm và chú trọng.
Không chỉ riêng xã Nam Dong, hiện nay, nhiều hộ gia đình khác ở các xã như Tâm Thắng, Ea Pô, Đắk Wil …đã nâng cao ý thức phòng bệnh cho gia súc, gia cầm để quá trình chăn nuôi đạt kết quả tốt.
Chị Lâm Thị Vi, ở thôn 4, xã Tâm Thắng cho hay: “Gia đình tôi có 4 con trâu, 3 con bò, vào giai đoạn chuyển mùa, tôi thường tập trung gia cố lại chuồng trại để đủ kín gió. Nền chuồng trại đã được đổ bê tông, có hố phân riêng và được quét dọn sạch sẽ hàng ngày. Đối với các đợt tiêm phòng theo định kỳ và bổ sung luôn được gia đình thực hiện đầy đủ theo đúng thời gian quy định nên vật nuôi phát triển khá ổn định”.
Theo Trạm thú y huyện Chư Jút thì một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy chăn nuôi trên địa bàn phát triển ổn định, có hiệu quả cao là những năm gần đây, nhận thức của người chăn nuôi về công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm được nâng lên. Từ xã đến thôn, bon đã chấp hành nghiêm túc lịch tiêm phòng nên đàn gia súc, gia cầm ít có dịch bệnh lớn xảy ra.
Cùng với ý thức của người dân, cán bộ của thú y huyện đã tuyên truyền, vận động người dân biết phòng chống một số bệnh thường gặp trên đàn vật nuôi, nhất là vào các thời điểm chuyển mùa, cũng như thực hiện tiêm phòng đầy đủ.
Chỉ tính trong năm nay, toàn huyện đã thực hiện tiêm hơn 41.000 liều vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm; trong đó, tiêm vắc xin mùa vụ hơn 25.600 liều, tiêm bổ sung hơn 15.500 liều. Địa phương đã sử dụng gần 1.000 lít hóa chất để tiêu độc khử trùng, phòng chống dịch bệnh, nhằm đảm bảo đàn vật nuôi phát triển an toàn.
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo của Phòng kinh tế TP.Biên Hòa, đến nay đã có 126/247 hộ chăn nuôi cá bè tại các phường: An Bình, Tam Hiệp, Tân Mai, Thống Nhất và xã Hiệp Hòa đồng thuận thực hiện di dời các bè cá theo quy hoạch của UBND thành phố.

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trên tôm nuôi, việc phòng, chống dịch bệnh cũng như bảo vệ môi trường vùng nuôi là vấn đề bức xúc nhất hiện nay. Trong đó, thực hiện "ba không" (không giấu bệnh, không xả thải nước ao khi chưa được xử lý và không xả thải xác tôm chết do nhiễm bệnh ra môi trường) là giải pháp tốt nhất mà người nuôi tôm cần tuân thủ.

Trong suốt 15 năm, ông Armando A.León mơ ước có một phương pháp nuôi tôm mới, thật sự thân thiện với môi trường, chi phí sản xuất thấp hơn và năng suất cao hơn so với phương pháp nuôi tôm bán thâm canh truyền thống.

Ao nuôi cá lóc bông có diện tích từ 500 m2 trở lên, độ sâu từ 1,5 - 2 m, bờ ao phải cao và chắc chắn. Cống thoát nước có khẩu độ lớn để thoát nước dễ dàng. Trước khi thả nuôi cá, ao được tát cạn, vét bùn đáy, tu sửa chổ sạt lở, lấp hết lỗ mọi quanh ao. Rải vôi đáy ao từ 10 – 15 kg/100 m2 ao, phơi đáy 2 – 3 ngày rồi cấp nước vào ao.

Tôm rằn (Penaeus semisulcatus) là loài tôm có kích thước lớn, thích ứng với nhiệt độ cao, độ mặn cao, ăn tạp, có giá trị kinh tế như tôm sú cùng cỡ và là một trong số 110 loài thuộc họ tôm he (Penaeidae) (theo FAO).