Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chư Jút, Nông Dân Chú Trọng Phòng Bệnh Cho Vật Nuôi

Chư Jút, Nông Dân Chú Trọng Phòng Bệnh Cho Vật Nuôi
Ngày đăng: 27/02/2014

Đã thành thông lệ, hàng năm, cứ đến giai đoạn chuyển mùa, gia đình ông Lê Văn Hiếu, ở thôn 12, xã Nam Dong (Chư Jút) lại sửa sang, che chắn, vệ sinh chuồng trại cho đàn trâu, bò của mình.

Ông Hiếu cho hay: “Gia đình tôi chăn nuôi trâu, bò từ nhiều năm rồi. Vào những thời điểm thời tiết có những biến đổi thất thường, gia đình tôi thường xuyên quan tâm đến việc sửa sang chuồng trại, chọn nguồn thức ăn đủ chất dinh dưỡng, chủ động tiêm phòng đầy đủ cho đàn vật nuôi”.

Tương tự, đối với gia đình chị Lê Thị Thư, ở thôn 13 cũng luôn xem trọng việc đảm bảo sức khỏe cho đàn gia súc, gia cầm. Nhờ nâng cao ý thức phòng bệnh nên gia đình lúc nào cũng duy trì được gần 50 con heo thịt và hàng trăm con gà.

Chị Thư cho biết: “Để có được kết quả đó, ngoài thường xuyên tham gia các đợt tiêm phòng vắc xin do cán bộ thú y tổ chức, gia đình còn chủ động mua thuốc tiêm phòng bổ sung để bảo đảm sức đề kháng. Không những vậy, chuồng trại chăn nuôi luôn được gia đình đảm bảo sạch sẽ, nguồn thức ăn đủ chất dinh dưỡng nên đàn vật nuôi phát triển rất ổn định”.

Theo ông Nguyễn Hồng Sơn, cán bộ thú y xã Nam Dong thì toàn xã hiện có 1.493 con gia súc các loại. Ngoài việc tổ chức tiêm phòng cho vật nuôi theo định kỳ, cán bộ thú y cơ sở còn thường xuyên bám sát từng thôn, bon, hộ gia đình để kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc người dân tu sửa, che chắn kín chuồng trại, đảm bảo sạch sẽ, khô ráo, giúp đàn vật nuôi không bị bệnh.

Về phía địa phương luôn tuyên truyền, phổ biến cho người dân phương thức chăm sóc, phòng chống bệnh và tận dụng triệt để các phụ phẩm trồng trọt như thân cây ngô, rơm rạ để có nguồn thức ăn dồi dào. Nhờ vận động thường xuyên nên việc chăm sóc, phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi ngày càng được người dân quan tâm và chú trọng.

Không chỉ riêng xã Nam Dong, hiện nay, nhiều hộ gia đình khác ở các xã như Tâm Thắng, Ea Pô, Đắk Wil …đã nâng cao ý thức phòng bệnh cho gia súc, gia cầm để quá trình chăn nuôi đạt kết quả tốt.

Chị Lâm Thị Vi, ở thôn 4, xã Tâm Thắng cho hay: “Gia đình tôi có 4 con trâu, 3 con bò, vào giai đoạn chuyển mùa, tôi thường tập trung gia cố lại chuồng trại để đủ kín gió. Nền chuồng trại đã được đổ bê tông, có hố phân riêng và được quét dọn sạch sẽ hàng ngày. Đối với các đợt tiêm phòng theo định kỳ và bổ sung luôn được gia đình thực hiện đầy đủ theo đúng thời gian quy định nên vật nuôi phát triển khá ổn định”.

Theo Trạm thú y huyện Chư Jút thì một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy chăn nuôi trên địa bàn phát triển ổn định, có hiệu quả cao là những năm gần đây, nhận thức của người chăn nuôi về công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm được nâng lên. Từ xã đến thôn, bon đã chấp hành nghiêm túc lịch tiêm phòng nên đàn gia súc, gia cầm ít có dịch bệnh lớn xảy ra.

Cùng với ý thức của người dân, cán bộ của thú y huyện đã tuyên truyền, vận động người dân biết phòng chống một số bệnh thường gặp trên đàn vật nuôi, nhất là vào các thời điểm chuyển mùa, cũng như thực hiện tiêm phòng đầy đủ.

Chỉ tính trong năm nay, toàn huyện đã thực hiện tiêm hơn 41.000 liều vắc xin  cho đàn gia súc, gia cầm; trong đó, tiêm vắc xin mùa vụ hơn 25.600 liều, tiêm bổ sung hơn 15.500 liều. Địa phương đã sử dụng gần 1.000 lít hóa chất để tiêu độc khử trùng, phòng chống dịch bệnh, nhằm đảm bảo đàn vật nuôi phát triển an toàn.


Có thể bạn quan tâm

Thu nhập khá từ trồng mít đặc sản Thu nhập khá từ trồng mít đặc sản

Khi đi tham quan nhà vườn ở Nam bộ, ông Trần Thái, ở thôn Phú Lâm, xã Tây Phú (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) rất thích giống mít tố nữ Malaysia hạt lép, bởi giống mít này ngon hơn giống mít tố nữ nội địa. Ông liền đưa giống mít đặc sản này về trồng ở trang trại gia đình. Ban đầu, ông trồng thử nghiệm 10 cây, đến nay đã có 200 cây mít đặc sản trong vườn.

15/05/2015
Châu Thành (Hậu Giang) tích cực ứng phó bệnh vàng lá gân xanh Châu Thành (Hậu Giang) tích cực ứng phó bệnh vàng lá gân xanh

Ngành chuyên môn cùng các nhà vườn ở địa bàn được xem như “thủ phủ” vườn trái cây có múi của tỉnh Hậu Giang là huyện Châu Thành đã tích cực triển khai nhiều biện pháp ứng phó với dịch bệnh vàng lá gân xanh đang hoành hành dữ dội.

15/05/2015
Tiếp tục chiến dịch giải cứu dưa giúp nông dân Quảng Ngãi Tiếp tục chiến dịch giải cứu dưa giúp nông dân Quảng Ngãi

Trong mấy ngày qua, bà con nông dân trồng dưa lại bị thương lái ép giá, có thời điểm, thương lái ép giá xuống còn 1.200 đồng/kg dưa gây bất lợi cho người dân. Các tổ chức, cá nhân thiện nguyện trong cả nước lại bắt đầu chiến dịch “giải cứu dưa” mới giúp nông dân.

15/05/2015
Trồng mãng cầu xiêm thu nhập cao Trồng mãng cầu xiêm thu nhập cao

Mãng cầu xiêm còn có tên mãng cầu gai, là loại cây được trồng phổ biến ở miền Nam và rải rác ở Nam Trung bộ.

15/05/2015
Vải thiều cực sớm giá cao, 30 nghìn đồng/kg Vải thiều cực sớm giá cao, 30 nghìn đồng/kg

Hiện nay, vải cực sớm ở huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang cho thu hoạch, sớm hơn so với giống vải sớm đại trà trên địa bàn tỉnh khoảng một tuần nên giá bán cao, mang lại niềm vui cho người trồng vải nơi đây.

15/05/2015