Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chư Jút Chủ Động Triển Khai Sản Xuất Vụ Đông Xuân

Chư Jút Chủ Động Triển Khai Sản Xuất Vụ Đông Xuân
Ngày đăng: 15/12/2014

Theo kế hoạch, vụ đông xuân 2014-2015, toàn huyện sẽ gieo trồng 900 ha cây trồng các loại; trong đó, chủ lực vẫn là ngô, lúa. Hiện nay, chính quyền và người dân các xã, thị trấn đang tích cực triển khai các giải pháp cần thiết để chuẩn bị cho sản xuất vụ đông xuân đạt hiệu quả, kịp thời và phòng tránh những thiệt hại có thể xảy ra trong vụ.

Những ngày này, tại xã Chư K’nia, bà con nông dân đang tiến hành làm đất, vệ sinh đồng ruộng, chuẩn bị giống, phân, thuốc bảo vệ thực vật, tích nước… sẵn sàng xuống giống cho kịp thời vụ.

Theo UBND xã Chư K’nia thì năm nay, địa phương dự kiến gieo hơn 350 ha cây trồng các loại. Trong đó, lúa nước là 325 ha, diện tích còn lại chủ yếu là trồng rau màu. Hiện tại, công tác chuẩn bị cho mùa vụ đã được địa phương chủ động triển khai, từ khâu làm đất, dọn cỏ, ủ giống, gieo trỉa đều được thông báo đầy đủ cho bà con. Xã cũng đã phối hợp với Trạm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ thực vật huyện, các doanh nghiệp… tổ chức nhiều lớp tập huấn, xây dựng các mô hình thử nghiệm giống, chuyển giao kỹ thuật để bà con tiếp cận, áp dụng đồng bộ khi bước vào sản xuất, nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Ông Triệu Văn Đoài ở thôn 3 cho hay: “Tranh thủ những ngày nghỉ đợt hái cà phê đợt hai, gia đình tôi đã tiến hành cày xáo lại ruộng để ngâm cho ải đất, diệt mầm cỏ và vệ sinh đồng ruộng. Vì theo kinh nghiệm sản xuất nhiều năm của gia đình cho thấy, nếu làm đất từ sớm, khi có lịch xả nước xuống thì ruộng sẽ có thêm màu mỡ và tiêu diệt được các mầm sâu bệnh còn lưu tồn từ vụ sản xuất trước”.

Còn ông Nông Văn Siêu cũng ở thôn 3 thì gia đình hiện đã tiến hành dọn cỏ bờ, vừa cày ải đất, vừa bón phân vi sinh từ vỏ cà phê ủ với phân chuồng.

Ông Siêu cho biết: “Năm nay, gia đình tôi sẽ xuống giống khoảng 3 sào lúa nước. Mấy ngày qua, tranh thủ trời mưa do ảnh hưởng bão số 5, gia đình tôi đã tập trung ra đồng cày bừa, gia cố lại bờ ruộng. Hiện tại, rút kinh nghiệm những năm trước, tôi đã chủ động dự trữ sẵn nguồn lúa giống khi các hộ trong vùng “ra quân” là tôi có sẵn lúa giống để đồng loạt xuống giống với mọi người”.

Tương tự, tại cánh đồng xã Đắk Drông, hiện nay, nhiều nông dân đã và đang tiến hành dọn cỏ, cày ải đất để chuẩn bị gieo trồng đúng thời vụ.

Ông Lê Văn Phước, ở thôn 5, cho biết: "Hiện nay, đa số các hộ đã tiến hành làm đất, ủ giống và gieo sạ với diện tích khá lớn. Gia đình tôi cũng đã tập trung cày bừa đất, ủ giống đâu vào đấy cả rồi. Vì đây là vụ lúa chính trong năm nên gia đình luôn chuẩn bị chu đáo ở tất cả các khâu để việc sản xuất đạt hiệu quả cao”.

Cũng như mọi năm, ngay từ khi có lịch sản xuất vụ đông xuân, xã Đắk Drông đã triển khai kế hoạch sản xuất, đôn đốc bà con chú trọng khâu làm đất, xử lý mầm bệnh, tu sửa, nạo vét các tuyến kênh mương nội đồng.

Theo Ðặng Quang Sang, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện thì để vụ đông xuân 2014-2015 diễn ra thuận lợi, địa phương đã chủ động phối hợp với Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi huyện, chính quyền các xã tiến hành kiểm tra, theo dõi các hồ đập, hệ thống kênh mương, đảm bảo nguồn nước tưới kịp thời.

Nhờ có sự chuẩn bị nghiêm túc ngay từ đầu như vậy nên việc triển khai sản xuất của nông dân trong các khâu từ vệ sinh đồng ruộng đến cày ải, gieo sạ diễn ra tương đối phù hợp với lịch thời vụ. Đối với khâu giống, trong vụ này, huyện khuyến cáo nông dân nên đưa vào gieo trồng những giống lúa chủ lực, có năng suất cao như RVT, ML 48, PC6, AC5, VNĐ 95-20, OM 2517, OM 706, các giống lúa lai: PBH 71, 27P31, PTE 1, TH3-3…

Đối với những vùng đất có nguồn nước bấp bênh, địa phương vận động bà con ưu tiên sử dụng những giống có thời gian sinh trưởng ngắn, dưới 100 ngày. Đơn cử, tại công trình thủy lợi Ea Diêr, dự đoán năm nay sẽ không đủ cung cấp nước tưới cho toàn bộ trên 30 ha đất ruộng.

Vì vậy, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh yêu cầu xã Đắk Drông quy hoạch 10 ha trong phạm vi gần với kênh dẫn nước và suối để trồng lúa nước. Số diện tích còn lại chuyển sang cây trồng khác hiệu quả hơn. Còn đối với cây ngô, vụ này nông dân tiếp tục đưa nhiều giống ngô lai như PAC 999, PAC 339, P4199, 30I87, 30B80, 30T60… vào gieo trồng.

Cùng với không khí vào vụ sản xuất của nông dân, các cơ quan chuyên môn của huyện cũng đã chủ động, tích cực tổ chức nhiều buổi tập huấn về kỹ thuật ủ giống, gieo cấy, chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh giúp nông dân sản xuất hiệu quả hơn. Hy vọng, với sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, vụ đông xuân 2014-2015 sẽ đạt được nhiều kết quả, đem lại nguồn thu nhập cao cho nông dân.

Nguồn bài viết: http://www.baodaknong.org.vn/kinh-te/chu-jut-chu-dong-trien-khai-san-xuat-vu-dong-xuan-36373.html


Có thể bạn quan tâm

Vươn lên từ nghề chăn nuôi heo Vươn lên từ nghề chăn nuôi heo

Ra riêng với 2 công ruộng trồng lúa của cha mẹ cho vào năm 1990, cuộc sống gia đình mới Nguyễn Nghĩa Dũng (ấp Nam, xã Dưỡng Điềm, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) rất khó khăn. Với bản tính ham mê chăn nuôi nhưng lại không có vốn, vợ chồng anh Dũng đã phải xin và được cha mẹ đồng ý cho bán đồ cưới để mua một con heo nái về nuôi.

01/09/2015
Hiệu quả mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học Hiệu quả mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học

Nhằm khuyến khích bà con nông dân phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, ổn định và bền vững, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Yên Sơn thực hiện mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học tại xã Mỹ Bằng (Yên Sơn). Đến nay bước đầu mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

01/09/2015
Phát triển chăn nuôi bò vỗ béo - Hướng đi mới cho người chăn nuôi Phát triển chăn nuôi bò vỗ béo - Hướng đi mới cho người chăn nuôi

Trong những năm qua, nông dân trên địa bàn huyện Phú Bình (Thái Nguyên) đã áp dụng tiến bộ khoa học vào chăn nuôi bò vỗ béo nhưng với phương thức đơn giản như nuôi từ lúc bò mẹ đẻ ra đến lúc thịt, một số khác thì mua bò, bê về nuôi chăn thả, tận dụng nguồn cỏ tự nhiên và phụ phẩm của ngành trồng trọt, có bổ sung thức ăn tinh nhưng với một phần nhỏ, chủ yếu là ngô, cám gạo cho nên chưa khai thác hết tiềm năng tăng trọng của bò khi đưa vào vỗ béo. Hơn nữa, thời gian nuôi còn kéo dài nên hiệu quả chưa cao.

01/09/2015
Khơi dậy tiềm năng kinh tế của đất giồng cát Khơi dậy tiềm năng kinh tế của đất giồng cát

Tiểu Cần (Trà Vinh) là huyện có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là cây lúa, với diện tích đất tự nhiên trên 22.000ha, trong đó đất nông nghiệp có hơn 19.000ha, riêng đất trồng lúa trên 13.400ha. Ngoài ra trên địa bàn còn có một số diện tích đất giồng cát tập trung ở các xã Hiếu Tử, Hiếu Trung, Phú Cần và Long Thới. Nhân dân sinh sống trên đất giồng cát theo tập quán lâu đời thường tr

01/09/2015
Cây trồng biến đổi gen cần sớm được triển khai trên diện rộng Cây trồng biến đổi gen cần sớm được triển khai trên diện rộng

Bà con nông dân đánh giá cao cây trồng biến đổi gen nhờ những đặc tính vượt trội do đó cần sớm được triển khai rộng rãi.

01/09/2015