Cá Chình Trắng Xuất Hiện Dày Ở Đập Tam Giang

Do thời tiết lạnh và mực nước trên sông Cái tại đập Tam Giang (Tuy An - Phú Yên) lên xuống bất thường liên tục nên trong những ngày vừa qua cá chình trắng xuất hiện dày tại đây. Những đêm vừa qua, có khoảng 180 người ở 2 xã An Thạch và An Dân tham gia khai thác cá chình trắng, mỗi đêm bắt được từ 15.000 đến 18.000 con.
Cá chình giống đầu vụ được bán với giá khá cao, từ 3.000 đến 3.200 đồng/con, gấp 3 lần so với giá bán vào thời điểm này năm trước nên người tham gia khai thác chình có nguồn thu nhập đáng kể.
Cá chình trắng là giống cá chình bông (chình hoa) có giá trị kinh tế cao và được nuôi thương phẩm phổ biến tại các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định và Phú Yên. Do đó, vào thời điểm này, dù lượng cá chình giống khai thác được tại đây tương đối lớn nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ. Người dân ởđây cho biết, thời gian khai thác cá chình giống tại đập Tam Giang có thể kéo dài đến tháng 3/2014.
Có thể bạn quan tâm

Vụ việc diễn ra ở H.Hướng Hóa (Quảng Trị), với cách mà thương lái Trung Quốc hướng dẫn người dân địa phương bắt giun để bán lại là đổ hóa chất, kích điện...

Nhằm thay thế giống cá truyền thống cho hiệu quả kinh tế thấp, Phòng NN-PTNT huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã xây dựng mô hình nuôi cá lăng chấm thương phẩm

Dự kiến trong tháng 9 này, TX Ngã Bảy sẽ là đơn vị "huyện NTM" đầu tiên của tỉnh Hậu Giang.

Những năm qua, cùng với nỗ lực tái cơ cấu SXNN, nông thôn của các ngành, các cấp, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, nhiều nông dân đã biết phát huy thế mạnh, tiềm năng của mình để vươn lên làm giàu và giảm nghèo bền vững.

Đồng Nai là tỉnh đi đầu về xây dựng NTM trên cả nước. Trong chương trình xây dựng NTM ở nhiều địa phương của tỉnh này, có phần đóng góp không nhỏ từ nguồn vốn tín dụng.