Chữ đường mía cao nhất mới đạt 7,2 CCS

Nhằm làm cơ sở để quyết định ngày vào vụ ép mía cho phù hợp, mới đây, Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở NN&PTNT, Hội Nông dân tỉnh Hậu Giang, chính quyền địa phương và nông dân trồng mía tiến hành lấy chữ đường (CCS) trên một số giống mía.
Theo đó, trong đợt đo chữ đường lần này, đoàn công tác đã lấy 15 mẫu mía, trên 5 loại giống mía thuộc địa bàn huyện Phụng Hiệp và thị xã Ngã Bảy. Kết quả bình quân chữ đường cao nhất hiện nay là giống mía ROC 16, với 7,2 CCS; riêng bình quân các giống còn lại là: K88-92 (3,8 CCS), QĐ 11 (4,6 CCS), R570 (3,1 CCS) và K95-84 (3,4 CCS).
Như vậy, căn cứ từ kết quả đo chữ đường lần này thì hiện các nhà máy đường vẫn chưa thể vào vụ ép, bởi theo quy định của Bộ NN&PTNT thì CCS tối thiểu để các nhà máy đường vào hoạt động phải đạt 9 CCS và tạp chất dưới 3%. Được biết, kể từ ngày 14-8, Casuco đã tổ chức kiểm tra chữ đường trên các giống mía và cứ cách nhau 7 ngày là công ty thực hiện đo một lần, đây là lần đo thứ 2, bình quân chữ đường lần này tăng từ 0,1 - 0,3 CCS so với lần trước.
Có thể bạn quan tâm

Một trang trại nuôi hàng ngàn con bò Úc nhập khẩu hoạt động hoàn toàn cơ giới hóa trên thảo nguyên M’Đrắk.

Các khu nông nghiệp công nghệ cao sẽ liên kết, tập trung xây dựng và phát triển các chuỗi cung ứng cho một số loại nông sản ở các địa phương...

Hiện nay, hơn 3.600ha lúa hè thu của huyện Núi Thành đang ở giai đoạn đòng - trổ - vào chắc. Những ngày qua, thời tiết mưa nắng xen kẽ, một số vùng lúa xuất hiện rầy nâu, bệnh khô vằn và bọ xít hôi phát sinh gây hại trên diện rộng.

Những năm qua, kinh tế nông nghiệp huyện Duy Xuyên có bước chuyển biến rõ nét, nhờ vậy đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng cải thiện. Đồng thời tạo tiền đề quan trọng để địa phương thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Tính từ đầu năm đến nay, Hợp tác xã thủy sản Thủy Lâm (huyện Bát Xát) đã xuất bán 10 tấn cá hồi thương phẩm với doanh thu hơn 2 tỷ đồng.