Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quýt Vàng Trên Đất Cằn

Quýt Vàng Trên Đất Cằn
Ngày đăng: 29/08/2013

Gắn bó và trồng quýt nhiều năm nay, ông Phạm Văn Thí (ở ấp Bầu Chiên, xã Tân Lâm, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được xem là một trong những người trồng quýt giỏi ở vùng này.

Ông đã biến vùng đất cằn cỗi thành màu mỡ bằng nhiều biện pháp để trồng quýt phát triển và cho năng suất cao.

Ông Thí cho biết, trước kia cuộc sống gia đình rất khó khăn, chỉ có 1,5ha đất cằn cỗi không trồng được gì. Lúc đầu nhà ông có trồng ngô nhưng năng suất chẳng đáng là bao, mấy vụ mất trắng hết. Khi tìm hiểu và đọc trên sách báo thấy nhiều vùng trồng quýt đạt hiệu quả kinh tế cao, ông liền tìm tòi, học hỏi và mạnh dạn triển khai trồng quýt trên chính mảnh đất cằn cỗi này. Trước tiên ông phải tìm nhiều cách bón phân để biến mảnh đất cằn cỗi của mình thuận lợi cho trồng quýt.

Năm 2003 làm vụ quýt đầu tiên, sau khi thu hoạch, trừ chi phí ông thu lãi ròng 250 triệu đồng. Thấy có hiệu quả từ trồng quýt, ông bèn phát triển và mở rộng thêm qua các năm, đồng thời tích cực áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để giúp tăng năng suất cây trồng. Đến nay ông đã có 19ha trồng quýt, trong đó diện tích đã cho thu hoạch là 10ha, diện tích trồng mới 9ha, và 8ha còn lại ông đang chuẩn bị trồng. Năm 2011, trừ các chi phí, ông thu lãi từ vườn quýt đến 5,5 tỷ đồng.

Ông Thí nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm: “Ngoài áp dụng đúng phương thức kỹ thuật, thì quan trọng nhất là khâu chăm sóc, phát hiện và quản lý bệnh kịp thời cho cây, theo dõi thời tiết và chăm sóc đất cho tốt. Nếu đất ẩm thì vét mương cho khô ráo, khô thì tưới nước cho đủ, thiếu dinh dưỡng thì bón phân thêm...”.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Thí còn có nhiều đóng góp tích cực cho việc ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất của địa phương. Ông giúp đỡ các hộ phát triển cây quýt ở xã Tân Lâm và những địa phương khác về giống, hướng dẫn kinh nghiệm để mọi người có việc làm tăng thu nhập kinh tế gia đình. Ngoài ra ông còn giúp nhiều hộ nghèo trong ấp vay tiền không lấy lãi để họ có điều kiện phát triển sản xuất, vươn lên làm giàu.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Lâm - bà Vũ Thị Liên nhận xét: “Ông Thí là tấm gương đáng để học hỏi. Từ một hộ nông dân nghèo, ông đã phấn đấu, vươn lên làm giàu. Không những vậy, trang trại của ông giải quyết việc làm cho gần 20 lao động thường xuyên với mức thu nhập ổn định. Ông đã được tặng danh hiệu Nông dân sản xuất giỏi cấp Trung ương từ năm 2009 cho đến nay”.


Có thể bạn quan tâm

Vietnam Foodexpo 2015 nâng tầm công nghiệp thực phẩm Việt Nam Vietnam Foodexpo 2015 nâng tầm công nghiệp thực phẩm Việt Nam

Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2015 (Vietnam Foodexpo 2015) diễn ra từ ngày 13 - 16/5 tại Trung tâm Hội chợ triển lãm Sài Gòn (SECC), TP. Hồ Chí Minh, là triển lãm có quy mô lớn nhất về ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam.

12/05/2015
Nhiều khả năng sụt giảm sản lượng hồ tiêu trong năm 2015 Nhiều khả năng sụt giảm sản lượng hồ tiêu trong năm 2015

Tại hội nghị thường niên ngành hồ tiêu Việt Nam diễn ra ngày 8/5, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết, năm 2015 được dự báo là tình hình dịch bệnh trên cây tiêu sẽ có chiều hướng tăng mạnh, đặc biệt là ở những vùng trồng tiêu mới chưa nắm vững kỹ thuật hoặc chuyên canh.

12/05/2015
Xuất khẩu gạo sang châu Phi sẽ phục hồi trong năm 2015 Xuất khẩu gạo sang châu Phi sẽ phục hồi trong năm 2015

Vụ Thị trường châu Phi, Tây Nam Á - Bộ Công Thương cho biết, trong những tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu (KNXK) gạo sang châu Phi đã tăng trưởng vượt bậc. Nếu tốc độ này được duy trì, khả năng xuất khẩu gạo sang châu Phi sẽ phục hồi mạnh trong năm 2015.

12/05/2015
Giảm đáng kể lượng gạo ùn tắc tại khu vực biên giới Giảm đáng kể lượng gạo ùn tắc tại khu vực biên giới

Theo anh Nguyễn Văn Ba, công nhân lái xe của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhẫn Hồng Ngọc Việt, từ đầu tháng 5 trở lại đây, việc vận chuyển gạo xuất khẩu đã thông thoáng hơn, chấm dứt tình cảnh trực chờ ùn tắc dài ngày trước đó.

12/05/2015
Tập trung tái canh cây cà phê Tập trung tái canh cây cà phê

Do đầu tư sai quy trình, sử dụng giống cà phê kém chất lượng hay già cỗi đã làm cho năng suất, sản lượng cà phê trên địa bàn huyện Đức Cơ giảm dần qua các năm. Vì vậy, tái canh cây cà phê là giải pháp được ngành Nông nghiệp huyện tập trung thực hiện.

12/05/2015