Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chủ động ứng phó với hạn hán kéo dài

Chủ động ứng phó với hạn hán kéo dài
Ngày đăng: 10/07/2015

Tổng diện tích không canh tác được do thiếu nước tại 5 tỉnh trên khoảng 47.082 ha; trong đó diện tích lúa phải dừng sản xuất do thiếu nước khoảng 30.531 ha, diện tích cây trồng cạn phải dừng sản xuất gần 16.551 ha.

Đối với chăn nuôi, tình hình thiệt hại đàn gia súc do hạn hán gây ra làm thiếu thức ăn, suy dinh dưỡng và ngộ độc thức ăn đã làm chết 1.810 con, tập trung chủ yếu tại Ninh Thuận.

Về tình hình thiếu nước ăn và nước sinh hoạt, tính từ ngày 20/01/2015 đến 19/6/2015, có tổng số 142.480 nhân khẩu, trong đó tỉnh Ninh Thuận có 23.130 nhân khẩu và tỉnh Bình Thuận có 119.350 nhân khẩu thiếu nước ăn và nước sinh hoạt trầm trọng. Tỉnh đã huy động các phương tiện chở nước cấp cho mỗi người dân duy trì từ 25 - 30 lít nước/ngày.

Trước tình hình hạn hán, Cục Trồng trọt cũng đã đề ra một số giải pháp phòng, chống hạn, thiếu nước trong thời gian tới.

Về giải pháp ngắn hạn, đối với sản xuất lúa, các địa phương cần cân đối nguồn nước phân vùng tưới cụ thể, trên cơ sở đó xác lập vùng an toàn tưới, vùng có nguy cơ nhằm xây dựng phương án sản xuất trong tình hình dự báo hạn hán; sử dụng giống ngắn ngày, cực ngắn ngày, bố trí nhóm giống cùng thời gian sinh trưởng để tưới đồng loạt và cắt nước đồng loạt.

Các địa phương tiếp tục rà soát cân đối nguồn nước, chuyển đổi cây trồng cạn ngắn ngày trên đất lúa để tiết kiệm nước và tăng hiệu quả sử dụng đất lúa; quản lý chặt chẽ không để gieo trồng ngoài kế hoạch ở những khu vực nguồn nước không bảo đảm; những vùng đủ điều kiện có thể chỉ đạo chuyển đổi sang cây trồng cạn gồm cây rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày.

Cụ thể, vùng có nguồn tưới, tập trung sản xuất các loại cây trồng ngắn ngày như ngô lai, lạc, rau đậu các loại; vùng không có khả năng đủ nước tưới đến cuối vụ.

Đối với những vùng đất hoàn toàn không có khả năng tưới hoặc không có nguồn chống hạn cuối vụ nên chuyển đổi sang cây mía, cây sắn để hạn chế thiệt hại khi sản xuất lúa.

Về giải pháp trung và dài hạn, trên cơ sở bản đồ hạn, các địa phương cần xây dựng kế hoạch gieo trồng các loại cây lương thực, thực phẩm và các loại cây công nghiệp, cây ăn quả dài ngày, điều chỉnh kịp thời theo hướng chuyển đổi diện tích trồng lúa vùng thương xuyên có nguy cơ thiếu nước sang các loại cây rau màu. Đối với vùng đặc biệt khó khăn về hạn hạn có thể đề xuất chuyển đổi sang cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trong điều kiện hạn hán thường xuyên

Bên cạnh đó, tăng cường công tác trồng rừng nhằm đảm bảo độ che phủ, đặc biệt là khu rừng đầu nguồn nhằm đảm bảo nguồn nước cho vùng hạ lưu.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi ba ba, nghề của nhà nghèo Nuôi ba ba, nghề của nhà nghèo

Nuôi ba ba rất nhẹ vốn đầu tư. Đối với chi phí 1.000 ba ba giống, đào ao, thức ăn… chỉ khoảng 50 triệu đồng

15/06/2015
Hội nghị giao ban về tình hình nuôi trồng thủy sản Hội nghị giao ban về tình hình nuôi trồng thủy sản

Nhằm nắm sát tình hình thực tiễn, tăng cường mọi mặt công tác chỉ đạo điều hành, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, ngày 11/6, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị giao ban về tình hình nuôi trồng thủy sản tại huyện Đầm Dơi (Cà Mau). Đến dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Dũng.

15/06/2015
Nắng nóng làm hơn 6 tấn cá nuôi bị chết Nắng nóng làm hơn 6 tấn cá nuôi bị chết

Do thời tiết nắng nóng, ngày 10.6, hơn 20.000 con cá nuôi của ông Nguyễn Ngọc Tỉnh, tại hồ Xuân Sơn, xã Ân Hữu, huyện Hoài Ân đã bị chết. Số cá này, ông Tỉnh thả nuôi từ đầu năm 2015, gồm cá rô phi, mè, trắm cỏ, đang chuẩn bị thu hoạch.

15/06/2015
Giá trị sản xuất thủy sản tăng bình quân 16,9%/năm Giá trị sản xuất thủy sản tăng bình quân 16,9%/năm

Tin từ Phòng NN&PTNT huyện Châu Đức cho biết, tính đến nay trên địa bàn huyện có 1.073ha nuôi trồng thủy sản nước ngọt, tăng 443ha so với năm 2010.

15/06/2015
Nóng chất lượng con giống thủy sản Nóng chất lượng con giống thủy sản

Tăng cường mọi mặt công tác chỉ đạo, điều hành; đáp ứng tốt nhu cầu phát triển sản xuất trên lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, nhất là trong tình trạng giá tôm xuống thấp, giá vật tư đầu vào cao, dẫn đến người nuôi tôm không có lãi; con giống kém chất lượng... là những vấn đề "nóng" người nuôi tôm đặt ra tại hội nghị giao ban nuôi trồng thuỷ sản được Sở NN&PTNT tổ chức tại huyện Đầm Dơi (Cà Mau) ngày 11/6.

15/06/2015