Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lập Nghiệp Từ Trồng Nấm

Lập Nghiệp Từ Trồng Nấm
Ngày đăng: 15/04/2011

Rời TP.HCM với hai bàn tay trắng sau khi tiệm may xuất khẩu của mình bị phá sản, Tạ Văn Ánh (35 tuổi) tìm về vùng đất xa xôi ở xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo (Bình Dương) lập nghiệp.

Hiện Ánh có một trang trại khang trang với đầy đủ phương tiện sản xuất, mỗi năm anh thu về 450 triệu đồng từ nấm

Ông chủ trắng tay

Giải thưởng xứng đáng

Anh Võ Thanh Hoàng, bí thư Huyện đoàn Phú Giáo, cho biết: “Ánh là một thanh niên chịu khó, luôn tìm tòi học hỏi, không chịu thất bại, quyết chí vươn lên làm giàu chính đáng. Nhiều thanh niên và nông dân đã được anh chỉ dẫn và chuyển giao kỹ thuật trồng nấm, giúp xóa nghèo vươn lên làm giàu ở địa phương”. Với nỗ lực và tính chịu thương chịu khó của mình, Ánh đã được Trung ương Đoàn trao tặng giải thưởng Lương Định Của dành cho thanh niên nông thôn làm kinh tế giỏi năm 2010.

Năm 1999, từ Hà Nội Ánh vào TP.HCM lập nghiệp, mở một xưởng may xuất khẩu với hơn 20 nhân công. Công việc đang ổn định và đi lên thì năm 2002 thị trường biến động, hàng hóa của ông chủ trẻ làm ra không có nơi tiêu thụ, không thể xoay vòng nguồn vốn được nên những gì có được sau ba năm khởi nghiệp ở TP.HCM bỗng chốc rơi rụng và mất sạch.

Từ một ông chủ, Ánh lang thang xuôi về Bình Dương xin làm công nhân cho một khu công nghiệp, rồi chuyển sang bảo vệ ngân hàng, nhân viên bán vé trạm thu phí... Ánh làm mọi việc.

Năm 2006, Ánh dự một buổi giới thiệu mô hình trồng nấm sò ở xã An Bình do Huyện đoàn Phú Giáo tổ chức. Thấy người ta có thể làm giàu từ nấm, Ánh nghĩ “sao mình không thể làm được?”. Nghĩ là làm, Ánh lân la tìm hiểu về nghề trồng nấm và quyết định thôi việc, bắt xe qua thị xã Long Khánh (Đồng Nai), để xin vào làm công tại một trang trại nấm, quyết học nghề.

Khi đã cứng nghề, qua kênh của huyện đoàn, Ánh vay vốn từ chương trình Thanh niên lập nghiệp cùng với số tiền vay được của ngân hàng, anh đã mạnh dạn đầu tư trang trại trồng 4.000 bịch phôi nấm mèo với số tiền 75 triệu đồng. Do mới “ra riêng”, kinh nghiệm và kỹ thuật còn yếu nên giai đoạn đầu nấm thường hư hỏng, thiệt hại nặng nề. Không nản chí, Ánh vẫn vay tiền ngân hàng, bám trụ và tiếp tục phát triển. Những vụ nấm sau càng ngày càng khá.

Học từ thất bại

Từ ngày đưa bịch phôi nấm đầu tiên về, đến nay trang trại của anh đã mở rộng với nhiều loại nấm như: bào ngư, nấm mèo, nấm sò, nấm rơm và nấm linh chi. Từ 4.000 bịch phôi nấm ban đầu, nay trang trại anh nuôi trồng đến 100.000 bịch phôi nấm/vụ. “Nhiều người cũng thử trồng nấm nhưng không có đầu ra cộng với việc bệnh thường hoành hành nên đã từ bỏ, mỗi lần gặp khó khăn hay thất bại là một bài học cho tôi rút kinh nghiệm để tiếp tục theo đuổi công việc mình đã chọn”- Ánh tâm sự.

Ngoài trồng nấm lấy sản phẩm, Ánh còn làm bịch phôi phân phối cho nhiều hộ nông dân. Nhờ trồng nấm, giờ đây anh đã có tiền mua nhà, xe tải, lò sấy nấm. Hiện trang trại của anh thường xuyên tạo việc làm cho tám lao động là thanh niên địa phương với mức thu nhập 3-4 triệu đồng/tháng.


Có thể bạn quan tâm

Triển Vọng Mô Hình Tổ Hợp Tác Sản Xuất Hành Tỏi Khánh Tân Triển Vọng Mô Hình Tổ Hợp Tác Sản Xuất Hành Tỏi Khánh Tân

Đến thôn Khánh Tân, xã Nhơn Hải (Ninh Hải) vào thời điểm vụ đông (vụ trồng chính), chúng tôi thấy những rẫy hành, tỏi trồng khoảng 2-3 tháng đang phủ màu xanh mướt mắt.

29/07/2013
Nuôi Lợn Rừng Thái Lan Lai Cho Thu Nhập Cao Nuôi Lợn Rừng Thái Lan Lai Cho Thu Nhập Cao

Dự án “Phát triển chăn nuôi lợn rừng Thái Lan lai quy mô nông hộ tại huyện Phổ Yên (Thái Nguyên)” nằm trong Chương trình Phát triển nông nghiệp nông thôn miền núi do Trạm Khuyến nông huyện Phổ Yên triển khai trong 2 năm (từ tháng 1/2011 đến hết năm 2012) đã mang lại hiệu quả rõ nét. Dự án đã tạo ra những mô hình điểm về chuyển dịch cơ cấu vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người nông dân.

23/01/2013
Sản Xuất Nhỏ, Hiệu Quả Cao Sản Xuất Nhỏ, Hiệu Quả Cao

Chỉ với 500m2 rau xanh, bình quân mỗi tháng anh Huỳnh Văn Hương (trong ảnh), thôn Tân Lập 1, xã Lương Sơn, huyện Ninh Sơn thu được gần 4 triệu đồng.

29/07/2013
Tập Trung Xử Lý Bệnh Chồi Cỏ Mía Bằng Vôi Bột Ở Tân Kỳ (Nghệ An) Tập Trung Xử Lý Bệnh Chồi Cỏ Mía Bằng Vôi Bột Ở Tân Kỳ (Nghệ An)

Bệnh chồi cỏ hại mía xuất hiện ở Tân Kỳ (Nghệ An) mới vài năm nay nhưng hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Mặc dù ngành nông nghiệp Nghệ An đã thực hiện các mô hình để diệt chồi cỏ song hiệu quả không cao. Trước tình hình đó, Công ty mía đường Sông Con hướng dẫn nông dân xử lý bệnh bằng vôi bột, hiệu quả thấy rõ…

25/01/2013
86ha Tôm Nuôi Theo Mô Hình Kết Hợp Có Tôm Chết Rải Rác 86ha Tôm Nuôi Theo Mô Hình Kết Hợp Có Tôm Chết Rải Rác

Trong những tháng đầu năm, do điều kiện thời tiết diễn biến không thuận lợi, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá cao, một số nơi bị ô nhiễm nguồn nước nên tình hình tôm nuôi của bà con trên địa bàn huyện Giá Rai gặp nhiều khó khăn. Qua kiểm tra thực tế của các ngành chức năng cho thấy, hiện có 86ha tôm nuôi theo mô hình kết hợp bắt đầu xuất hiện tôm nuôi chết rải rác ở một số nơi, chủ yếu tập trung ở thị trấn Giá Rai và xã Tân Thạnh.

08/06/2013