Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chủ động trồng cỏ làm nguồn thức ăn cho gia súc

Chủ động trồng cỏ làm nguồn thức ăn cho gia súc
Ngày đăng: 03/09/2015

Anh Dương Đăng Minh, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ninh Sơn, cho biết: Hiện nay, tổng đàn gia súc có sừng trên địa bàn huyện có trên 31.510 con, trong đó đàn trâu bò trên 13.400 con, đàn dê cừu 18.800 con.

Nhằm bảo vệ đàn gia súc trong thời gian hạn hán gay gắt, huyện đã vận động những hộ chăn nuôi di chuyển gia súc về vùng chủ động nguồn nước và tích cực trồng cỏ làm thức ăn cho gia súc. Từ đầu mùa hạn đến nay, nông dân huyện Ninh Sơn đã trồng được 184,9ha cỏ, chủ yếu chuyển đổi từ những vùng đất không chủ động nguồn nước tưới sang trồng cỏ nên đã cơ bản giải quyết được tình trạng thiếu thức ăn và duy trì được đàn gia súc trong mùa nắng hạn.

Đơn cử như xã Nhơn Sơn có tổng đàn gia súc có sừng 11.282 con, xã đã tích cực vận động, khuyến khích những hộ chăn nuôi chủ động trồng cỏ, nên trong mùa hạn này đã trồng được 59ha cỏ. Trồng nhiều nhất là cỏ voi, vì loại cỏ này dễ trồng, lại chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, cách làm này hiệu quả nên ngày càng được nhiều hộ chăn nuôi áp dụng.

Chị Nguyễn Thị Huệ, thôn Tân Mỹ, xã Mỹ Sơn, cho biết: Xác định chỉ có việc trồng cỏ mới có đủ thức ăn cho đàn bò, gia đình quyết định chuyển 2 sào đất trồng hoa màu sang trồng cỏ voi, nên không còn lo thiếu cỏ như trước nữa, 6 con bò cái của gia đình phát triển tốt.

Huyện Ninh Sơn cũng đang tăng cường công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc. Theo kế hoạch tiêm phòng gia súc năm 2015, huyện đã triển khai tiêm 4.808 liều lở mồm long móng đàn trâu, bò.

Anh Dương Đăng Minh, cho biết thêm: Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương, mưa sẽ xuất hiện ở tỉnh ta bắt đầu vào tháng 9. Trên cơ sở đó, để tiếp tục đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn gia súc trong thời gian tới, huyện tiếp tục khuyến khích, vận động bà con trồng cỏ trên những vùng đất trống, gò đồi và chuyển đổi một số diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng cỏ phục vụ chăn nuôi. Có như vậy, mới bảo đảm duy trì đàn gia súc trong tình hình khô hạn còn diễn biến phức tạp”.


Có thể bạn quan tâm

Cam Xoàn Không Đủ Nguồn Cung Cam Xoàn Không Đủ Nguồn Cung

Những năm gần đây, giá cam cam xoàn ở huyện Long Mỹ luôn đứng ở mức cao, từ 27.000 - 50.000 đồng/kg, trong khi chi phí đầu tư cho một công cam xoàn từ 10 - 15 triệu đồng, khoảng 2 năm là cho thu hoạch, mỗi năm 2 đợt trái với năng suất trung bình từ 20 đến 30 tấn/ha. Với giá như hiện nay, sau khi trừ chi phí người trồng cam còn thu lời từ 200 đến 300 triệu đồng mỗi héc-ta. Theo thống kê, huyện Long Mỹ hiện có hơn 300ha cam xoàn, trong đó có gần 100ha đang cho trái.

03/01/2015
Thắng Lợi Của Con Tôm Và Áp Lực Giữ Tăng Trưởng Thắng Lợi Của Con Tôm Và Áp Lực Giữ Tăng Trưởng

Bộ NN&PTNT cho biết, Chỉ thị được đưa ra bởi Ủy ban châu Âu có văn bản gửi Bộ thông báo tình trạng gia tăng đột biến các lô hàng thủy sản của Việt Nam bị cảnh báo vi phạm quy định về hóa chất kháng sinh và đề nghị phía Việt Nam phải có các biện pháp khắc phục khẩn cấp, thông báo lại cho phía họ trước ngày 9/1/2015.

12/01/2015
Chuyện Chuyện "Con Tôm Bạc Tỷ" Ở Long An

Trong thời gian tới, tỉnh sẽ có chính sách hỗ trợ tiền xây dựng ao lắng cho người nuôi tôm. Theo đó, những hộ xây dựng ao lắng mới sẽ được hỗ trợ 70 triệu đồng/ha, 35 triệu đồng/ha cho những hộ thực hiện cải tạo lại ao với điều kiện các hộ phải trong tổ hợp tác, liên kết.

12/01/2015
Tây Ninh Phấn Đấu Phát Triển Ngành Thủy Sản Tây Ninh Phấn Đấu Phát Triển Ngành Thủy Sản

Bên cạnh đó, Sở cũng đã xây dựng, khuyến khích đầu tư các dự án nuôi trồng thủy sản, đảm bảo các điều kiện trong nuôi trồng thủy sản thâm canh, an toàn dịch bệnh; rà soát quy hoạch và nâng cao năng lực các cơ sở giống chất lượng, sạch bệnh, cung cấp đủ cho sản xuất; không ngừng kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở chế bến thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

12/01/2015
Hiệu Quả Từ Mô Hình “Nuôi Ghép Tôm Thẻ Chân Trắng Với Cá Rô Phi” Hiệu Quả Từ Mô Hình “Nuôi Ghép Tôm Thẻ Chân Trắng Với Cá Rô Phi”

Trước tình hình người dân địa phương đang tập trung nuôi tôm thẻ chân trắng và thường thả nuôi với mật độ cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro, môi trường ao nuôi dễ biến động và khó quản lý. Để giúp quản lý tốt môi trường ao nuôi, nhằm đảm bảo hiệu quả cho người nuôi tôm, trong năm 2014 Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang đã xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật “Nuôi tôm thẻ chân trắng kết hợp với cá rô phi” tại hộ ông Lê Công Dư, xã Tân Phú, huyện Tân Phú Đông với diện tích 0,5ha.

12/01/2015