Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chủ động tiêu thụ vải thiều

Chủ động tiêu thụ vải thiều
Ngày đăng: 12/05/2015

Dự kiến vải sớm sẽ thu hoạch từ 15/5 đến 5/6, tập trung chủ yếu ở các huyện Tân Yên, Lục Nam và Lục Ngạn của tỉnh Bắc Giang, thu hoạch vải chính vụ dự kiến từ ngày 1/6 đến 20/7.

Dự báo có khoảng 60% tổng sản lượng vải tươi sẽ tiêu thụ nội địa. Trong đó, tập trung nhiều tại khu vực phía Bắc và các thành phố lớn như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng… và các tỉnh phía Nam. Thị trường phía Nam được đánh giá sẽ là khu vực quan trọng, chiếm khoảng 43% tổng sản lượng tiêu thụ nội địa.

Về thị trường XK được dự báo vải thiều vẫn chủ yếu xuất sang các thị trường truyền thống như Trung Quốc, các nước ASEAN như Lào, Campuchia, Thái Lan, Singapore... và các nước châu Âu. Bên cạnh đó, gần đây có tín hiệu tốt từ các thị trường Hoa Kỳ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc. Trung Quốc vẫn chiếm khoảng 90% tổng sản lượng XK.

Để chủ động trong việc tiêu thụ vải thiều cho nông dân, Bộ Công thương sẽ phối hợp cùng đoàn công tác của UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức làm việc với UBND các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, chính quyền một số địa phương phía Trung Quốc và các DN kinh doanh vải thiều của Việt Nam và Trung Quốc, dự kiến tổ chức tại tỉnh Lào Cai và Lạng Sơn vào cuối tháng 5.

Cũng theo kế hoạch, Bộ Công thương sẽ cùng Bộ NN - PTNT và UBND các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương phối hợp với UBND TP.HCM tổ chức hội nghị xúc tiến tiêu thụ quả vải thiều năm 2015 tại khu vực phía Nam, dự kiến tổ chức tại TP.HCM vào đầu tháng 6 năm nay.

Để tiếp tục mở rộng thị trường XK cho các sản phẩm nông sản, Việt Nam đang tiếp tục đàm phán một cách tích cực các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định TPP, FTA với EU…


Có thể bạn quan tâm

Am hiểu bồ câu Pháp, bỏ túi 20 triệu đồng mỗi tháng Am hiểu bồ câu Pháp, bỏ túi 20 triệu đồng mỗi tháng

Nhờ nuôi 1.000 cặp bồ câu Pháp giống, mỗi tháng gia đình ông Hứa Công Lương (55 tuổi, ở thôn An Ngãi Đông, xã Hoà Sơn, Hoà Vang, Đà Nẵng) đã ăn nên, làm ra, tạo được cuộc sống khấm khá.

27/09/2016
Chuyện làm chè an toàn của Trịnh Xuân Thanh Chuyện làm chè an toàn của Trịnh Xuân Thanh

Mải miết những ý tưởng mới trong sản xuất kinh doanh chè, anh Trịnh Xuân Thanh, chủ cơ sở sản xuất thương mại Duy Phát, thôn 12, xã Mỹ Bằng (Yên Sơn) luôn đau đáu với mô hình sản xuất chè an toàn bằng phương pháp hữu cơ, không dùng thuốc bảo vệ thực vật, không dùng phân bón hóa học…

27/09/2016
Tiền Giang Thành công từ mô hình nuôi lươn Tiền Giang Thành công từ mô hình nuôi lươn

Bà con nông dân ở ấp Phú Thuận, xã Long Khánh, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang chủ yếu sống bằng nghề trồng cây ăn trái kết hợp chăn nuôi, việc nuôi lươn còn rất mới mẻ, ít được bà con quan tâm. Với quyết tâm học hỏi và sự chí thú làm ăn tìm cách vươn lên làm giàu, anh Nguyễn Văn Bộ mạnh dạn nuôi lươn thương phẩm từ con giống đẻ tự và đã đạt được hiệu quả ngoài mong đợi.

27/09/2016
Nuôi gà Ai Cập hướng trứng lãi 350 đến 400 triệu đồng mỗi năm Nuôi gà Ai Cập hướng trứng lãi 350 đến 400 triệu đồng mỗi năm

Gia đình bà Nguyễn Thị Bình ở thôn Gia Phong, xã Tân Hưng, huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) là một trong vài hộ đầu tiên tại huyện Vĩnh Bảo nuôi gà Ai Cập đẻ trứng.

28/09/2016
Click chuột để nuôi lợn điều hòa Click chuột để nuôi lợn điều hòa

Thăm trang trại nuôi lợn của chị Trịnh Thị Mý, xã Phù Lương, huyện Quế Võ (Bắc Ninh), chúng tôi tin ngay lời giới thiệu của Hội nông dân tỉnh về mô hình “nuôi lợn công nghệ cao, lợn nằm điều hòa”.

28/09/2016