Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tổ Chức Lại Sản Xuất Nghề Cá

Tổ Chức Lại Sản Xuất Nghề Cá
Ngày đăng: 29/07/2013

Nhìn lại năm qua, với tổng sản lượng khai thác hải sản toàn tỉnh lên khoảng 63.669 tấn, vượt 11,7% kế hoạch và tăng 13,9% so với năm trước, có thể lạc quan trước sức phát triển mới về năng lực tàu cá tỉnh ta. Tuy nhiên, nếu nhìn ở cơ cấu hải sản đánh bắt với 80% sản lượng là cá cơm, cá nục và hầu như chưa có sự chuyển dịch đáng kể nào về thuyền nghề, chúng tôi không khỏi băn khoăn trước tương lai nghề cá tỉnh nhà.

Theo đồng chí Bùi Thị Anh Vân, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), nghề cá tỉnh ta đang trong thực trạng được đánh giá là chậm phát triển hơn so với các tỉnh trong khu vực. Trước hết, nói về năng lực tàu cá, tính đến cuối năm qua, toàn tỉnh có tổng số 2.604 tàu cá, với tổng công suất 214.325 CV, trong đó riêng tàu có công suất từ 90CV trở lên chiếm tỷ lệ gần 27,2%, cụ thể có 464 chiếc từ 90 CV đến dưới 250 CV, 198 chiếc từ 250 CV đến dưới 400 CV và 46 chiếc từ 400 CV trở lên. Đáng nói là, đội tàu trên 90 CV ở tỉnh ta có đến gần 90% hoạt động các nghề khai thác cá nổi (như cá cơm, cá nục) giá trị kinh tế rất thấp và thường đánh bắt ở vùng lộng nhiều hơn là vùng khơi bằng chủ yếu là nghề pha xúc.

Tàu lớn không nhiều đã là sự tụt hậu thấy rõ, nhưng điều đáng lo hơn là số lượng tàu cá dưới 20 CV có đến 1.218 chiếc, chiếm tỷ lệ 47,2% tổng số tàu cá trong tỉnh, chưa kể còn có khoảng 108 thuyền thúng gắn máy. Theo thống kê của Sở NN&PTNT, từ năm 2005 đến tháng 6-2012, năng lực tàu cá dưới 20 CV đã tăng thêm 449 chiếc, điều đó cho thấy hoạt động khai thác hải sản của ngư dân tỉnh nhà vẫn chủ yếu diễn ra ở các vùng biển ven bờ.

Cùng với các tàu từ 20 CV-90CV, các tàu trên đang tạo áp lực lớn đe dọa môi trường và nguồn lợi thủy sản vùng lộng và vùng gần bờ của biển tỉnh ta. Qua tính toán của ngành chức năng, mật độ tàu thuyền khai thác hải sản tại vùng biển ven bờ trong tỉnh đạt khoảng 1,247 tàu/km2, tức cao hơn vùng lộng ít nhất 2,45 lần.

Kỹ sư Đặng Văn Tín, Phó Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản giải thích: “Nguyên nhân không phát triển năng lực tàu cá xa bờ được xác định do vùng biển tỉnh ta là ngư trường trọng điểm cá nổi ven bờ, ngư dân đã nhiều đời nay quen với tập quán đánh bắt này, thực tế vẫn có hiệu quả kinh tế nên không thấy có động lực để phát triển tàu đi khai thác xa bờ”.

Trước thực trạng trên, có thể thấy đã đến lúc tỉnh ta cần tổ chức lại sản xuất nghề cá và chuyển dịch dần cơ cấu đánh bắt hải sản theo hướng vươn ra khơi xa, nâng cao giá trị kinh tế. Trao đổi với chúng tôi về hướng phát triển năng lực mới của nghề cá, đồng chí Bùi Thị Anh Vân cho biết: “Để nghề cá tỉnh ta đột phá đi lên, trong xu thế phát triển mới, đóng thuyền to, tàu lớn để vươn ra khơi xa đánh bắt dài ngày là sự lựa chọn thích hợp nhất, vì ngư dân một mặt vừa làm giàu cho bản thân, một mặt vừa góp phần khẳng định chủ quyền quốc gia của biển, đảo”.

Theo ghi nhận của chúng tôi, hiện ngành NN&PTNT đang ráo riết hoàn chỉnh xây dựng Đề án tổ chức lại hoạt động khai thác hải sản đến năm 2020. Trọng tâm là tổ chức, sắp xếp lại nghề đánh bắt cá trên cơ sở giải quyết hài hoà các mối quan hệ giữa khai thác thuỷ sản với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản theo hướng dần hình thành các mô hình “đồng quản lý” (tức có sự tham gia của người dân và các doanh nghiệp). Từ mô hình này sẽ tiến tới giảm dần số lượng tàu nhỏ dưới 50 CV.

Là tỉnh có tiềm năng và lợi thế về kinh tế biển, trước hết là lợi thế về khai thác hải sản, nên rất cần một hướng đi mới nhằm tạo động lực cho nghề cá phát triển. Điều cấp thiết hiện nay là ngành NN&PTNT phải tích cực tham mưu với tỉnh về cơ chế, chính sách linh hoạt, thiết thực nhằm thúc đẩy phát triển lĩnh vực khai thác xa bờ và khai thác cá có giá trị kinh tế cao. Chỉ có sắp xếp, tổ chức lại nghề đánh bắt cá hợp lý mới mong có những đóng góp xứng đáng hơn vào sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nhà.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Tôm Sạch Nhằm Giảm Rủi Ro Và Cải Thiện Môi Trường Ở Bạc Liêu Mô Hình Nuôi Tôm Sạch Nhằm Giảm Rủi Ro Và Cải Thiện Môi Trường Ở Bạc Liêu

Ngày 19/5, Hội Nông dân tỉnh Bạc Liêu đã chủ trì Hội thảo “Sử dụng vi sinh thay thế hóa chất, kháng sinh trong nuôi tôm sạch” với sự tham gia của hơn 400 hộ nuôi tôm các tỉnh Sóc Trăng, Kiên Giang và Bạc Liêu.

23/05/2013
Tồn Đọng 1 Triệu Con Gà Tồn Đọng 1 Triệu Con Gà

Nhiều trang trại cho biết, hiện gà đã quá thời hạn xuất chuồng nhưng không thể bán được. Nguồn cung gà thịt hiện đang rất dư thừa, trong khi thị trường lại không mặn mà với sản phẩm này, người tiêu dùng e dè với thịt gà, do đó lượng gà tồn kho đang rất lớn.

23/05/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Nấm Rơm Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Nấm Rơm

Nhiều người nghĩ rằng trồng nấm rơm trên núi sẽ là một hướng đi khó khăn bởi xa nguồn nguyên liệu và đối mặt với sự chuyển biến phức tạp của thời tiết. Thế nhưng hướng đi táo bạo ấy của gia đình anh Lê Trọng Khánh - chị Trương Thị Ngọc Lài, ở thôn Tân Hữu, xã Tân Liên (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) đã thành công và mở ra một hướng làm kinh tế mới đầy hứa hẹn cho người dân nơi đây...

23/05/2013
Dừa Tươi Có Giá, Nông Dân Trồng Dừa Phấn Khởi Ở Trà Vinh Dừa Tươi Có Giá, Nông Dân Trồng Dừa Phấn Khởi Ở Trà Vinh

Do thời tiết nắng nóng kéo dài, giá các loại trái cây có tính thanh nhiệt, giải khát tăng mạnh, đặc biệt là dừa tươi. Tại Trà Vinh, giá dừa tươi đã tăng gần gấp đôi so với cách đây vài tháng, nhà vườn rất phấn khởi.

23/05/2013
Chăn Nuôi Gà An Toàn Sinh Học Ở Quảng Nam Chăn Nuôi Gà An Toàn Sinh Học Ở Quảng Nam

Những năm gần đây, ở các địa phương ven đô TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) đang phát triển mạnh các mô hình chăn nuôi gà theo hướng nông trại với quy mô lớn. Tuy nhiên chất thải từ mô hình này gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trong khu vực. Để giúp nông dân phát triển chăn nuôi theo hướng nông nghiệp đô thị, khắc phục tình trạng ô nhiễm, tháng 6.2012 Trung tâm Ứng dụng chuyển giao kỹ thuật NN&PTNT TP.Tam Kỳ đã bắt đầu triển khai xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ đệm lót sinh thái bằng mùn cưa hoặc vỏ trấu trên diện tích 450 m2 nền chuồng nuôi gà của 7 hộ chăn nuôi tại 3 xã Tam Thăng, Tam Ngọc và Tam Phú. Sau một thời gian lấy chế phẩm men (được làm từ chế phẩm BALASA No1 trộn bột ngô, nước cho vào túi hoặc thùng ủ từ 2 - 3 ngày) rải lên toàn bộ bề mặt đệm lót, phân gà thải ra không còn mùi hôi thối, hạn chế ruồi. Đặc biệt, mô hình này không cần phải thay đệm trong suốt quá trình chăn nuôi, giảm nhân công dọn chuồng và nguyên liệu làm đệm, giảm tỷ lệ mắc bệnh. Ông Trương Minh Hạnh, chủ tr

09/02/2013