Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chủ Động Phòng, Chống Dịch Bệnh Đàn Vật Nuôi Dịp Tết Nguyên Đán

Chủ Động Phòng, Chống Dịch Bệnh Đàn Vật Nuôi Dịp Tết Nguyên Đán
Ngày đăng: 11/02/2015

Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, hoạt động buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm tại các chợ lớn, nhỏ trên địa bàn tỉnh diễn ra rất tấp nập.

Chiều ngày 10-2 (tức ngày 22 tháng Chạp năm Giáp ngọ 2014), dạo quanh các chợ Đồng Quang, Thái, Túc Duyên... và tìm hiểu tại một số hộ chuyên kinh doanh  gia cầm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, chúng tôi nhận thấy lượng người mua gà rất nhiều.

Bà Nguyễn Thị Hợp, một người kinh doanh gà lâu năm ở tổ 13, phường Hoàng Văn Thụ (T.P Thái Nguyên) cho biết: Mặc dù ngày mai mới là Tết ông Công, ông Táo, nhưng nhiều người đã mua gà từ hôm nay. Hầu hết các khách hàng đều thuê chúng tôi giết thịt ngay tại chỗ...

Hiện, toàn tỉnh có khoảng 600 nghìn con lợn; trên 10 triệu con gia gia cầm; hơn 100 nghìn con trâu, bò. Kiểm soát dịch bệnh tốt, tỉnh sẽ không phải chi khoảng 30 tỷ đồng/năm hỗ trợ cho công tác tiêu hủy gia súc, gia cầm mắc bệnh.

Thực tế trên cho thấy, những ngày giáp Tết Nguyên đán, hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm gia trên địa bàn tỉnh tăng do nhu cầu của người tiêu dùng tăng, khiến cho nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên đàn vật nuôi rất cao. Thêm vào đó, tình hình thời tiết ở Thái Nguyên đang diễn biến phức tạp khi xuất hiện mưa phùn; rét đậm, rét hại kéo dài; ẩm độ cao.

Đây là điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tái bùng phát, lây lan trên địa bàn tỉnh. Một điều đáng lo ngại nữa là, dịch lở mồm long móng (LMLM) gia súc đã phát sinh tại 5 tỉnh là Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Yên Bái và Lào Cai, trong đó, Lạng Sơn là tỉnh giáp ranh với Thái Nguyên.

Ông Lê Đắc Vinh, Chi Cục trưởng Chi cục Thú y cho biết: Măc dù 3 năm nay, Thái Nguyên không xảy ra các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như LMLM gia súc, tai xanh ở lợn, cúm gia cầm nhưng chúng tôi vẫn chỉ đạo quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, nhất là vào thời điểm giáp Tết nguyên đán Ất Mùi 2015 như hiện nay.

Với quan điểm phòng hơn chống, chủ động thực hiện mọi biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh, hiện, các địa phương trong tỉnh đang kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật, trong đó phân công rõ trách nhiệm cho từng thành viên nhằm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, phát hiện dịch bệnh chặt chẽ đến cơ sở; xây dựng kế hoạch, kinh phí và chuẩn bị sẵn các điều kiện nhân lực, vật tư để chủ động ứng phó khi có dịch xảy ra.

Cùng với đó là triển khai công tác thống kê đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn, xây dựng kế hoạch để triển khai tiêm phòng vắc xin sớm cho đàn vật nuôi nhằm tạo miễn dịch chủ động để phòng, chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như LMLM gia súc, tai xanh ở lợn, cúm gia cầm…

Theo đó, Chi cục Thú y cũng đã tham mưu với tỉnh trong việc chỉ đạo UBND cấp huyện yêu cầu các xã, thị trấn và các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác phòng, chống, giám sát dịch bệnh xuống tận thôn, xóm, hộ chăn nuôi; chú trọng kiểm tra tại các xã có ổ dịch cũ, vùng chăn nuôi tập trung, các tụ điểm buôn bán gia súc, gia cầm nhằm phát hiện sớm các ổ dịch và khống chế dịch bệnh lây lan.

Bên cạnh đó là tăng cường công tác kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp không chấp hành theo quy định.

Đồng thời, triển khai công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng tại các vùng có nguy cơ cao xảy ra dịch trên địa bàn; tuyên truyền đến tận hộ chăn nuôi thường xuyên quét dọn, phun khử trùng, rắc vôi bột ở nơi ra vào chuồng trại để giảm thiểu mức độ lây lan của dịch bệnh; thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt nhằm nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi, đảm bảo dự trữ thức ăn đầy đủ trong những ngày rét đậm, rét hại, mưa phùn kéo dài.

Năm 2014, tổng số hóa chất cấp phát phục vụ tiêu độc, khử trùng phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi là 15 nghìn lít.

Được biết, cũng với mục đích bảo vệ đàn vật nuôi, hiện nay, Chi cục Thú y đã thành lập đoàn kiểm tra để tiến hành kiểm tra tại các chợ và các tụ điểm giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan từ các hoạt động buôn bán, giết mổ.

Theo đó, tỉnh cũng sẽ thành lập các đội kiểm tra bao gồm ngành Nông nghiệp, Trạm Thú y, Công an, Quản lý thị trường nhằm tăng cường công tác thanh, kiểm tra và xử phạt nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật nhập lậu trái phép, không có nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định; kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng trong dịp Tết nguyên đán.

Để công tác phòng, chống dịch đàn vật nuôi trong dịp Tết Nguyên đán nói riêng, trong năm 2015 nói chung đạt kết quả tốt, các cấp, ngành chức năng cũng cần tăng cường công tác thông tin tuyên truyền trên các bản tin, đài phát thanh, loa đài tại địa phương về các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn vật nuôi; thực hiện ký cam kết đối với các tổ chức, cá nhân không buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật bất hợp pháp gây nguy cơ bùng phát dịch bệnh và đe doạ đến tính mạng, sức khoẻ người dân...


Có thể bạn quan tâm

Hơn 38.300 Ha Nuôi Tôm Bị Dịch Bệnh Hơn 38.300 Ha Nuôi Tôm Bị Dịch Bệnh

Ngày 25.6, tại Trà Vinh, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát chủ trì hội nghị phòng chống dịch bệnh trên tôm nước lợ tại các tỉnh phía Nam.

26/06/2012
Nuôi Con Đặc Sản Ở Thái Nguyên Nuôi Con Đặc Sản Ở Thái Nguyên

Dịch bệnh thường xuyên xảy ra, giá các loại thuốc thú y, thức ăn tăng cao khiến hầu hết các hộ chăn nuôi trong tỉnh Thái Nguyên thời gian qua không có lợi nhuận, cá biệt có thời điểm nuôi gia súc, gia cầm còn thua lỗ. Do vậy, ước vọng tìm được con vật nuôi đặc sản đem lại hiệu quả kinh tế cao đã, đang thôi thúc những nông dân có chí làm giàu…

20/07/2012
Mô Hình Nuôi Cá Chình Anh Dũng Ở Hải Dương Mô Hình Nuôi Cá Chình Anh Dũng Ở Hải Dương

Dự kiến cuối năm nay anh sẽ thu hơn 1,2 tấn cá. Với giá bán hiện nay là 500 - 600 nghìn đồng/kg, tiền lãi hơn 200 triệu đồng.

22/07/2012
Từ Sân Mạ Sẽ Lên Đồng Từ Sân Mạ Sẽ Lên Đồng

Là người đầu tiên nghiên cứu và phát triển kỹ thuật gieo mạ sân, sau hơn mười năm kể từ ngày bắt đầu lăn lộn cùng cây lúa, giờ đây ông Tám Công đã là cây đa, cây đề lớn nhất trong lĩnh vực này. Mạ sân giờ đây không chỉ đem lại sự tiện lợi, nhàn nhã, tối ưu hoá chi phí, mà còn đem lại cho người nông dân sự khởi đầu thuận lợi cho việc đảm bảo một vụ mùa thành công, bội thu

26/06/2012
“Ma Trận” Thị Trường Cây Giống “Ma Trận” Thị Trường Cây Giống

Thời điểm này, nông dân các tỉnh Tây Nguyên đang tìm về Viện Khoa học Kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên (Đak Lak) để mua cây giống chuẩn bị trồng rừng, cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả. Tuy nhiên, bà con khó phân biệt đâu là cây giống thật đâu là cây giống giả, bởi hầu hết các cơ sở bán cây giống này đều mang chung một thương hiệu “Ea Kmat”.

26/06/2012