Chủ Động Phòng-Chống Dịch Bệnh Cho Gia Súc, Gia Cầm

Theo Chi cục Thú y tỉnh, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện một số ổ dịch cúm A (H5N1) trên đàn gia cầm tại các huyện Ia Grai, Đak Pơ và TP. Pleiku.
Cơ quan chuyên môn và các địa phương đã triển khai các biện pháp phòng-chống dịch kịp thời nên đã ngăn chặn không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng. Đến thời điểm hiện nay, đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định, người chăn nuôi tiếp tục tái đầu tư phát triển đàn theo hướng nâng cao chất lượng theo hướng an toàn.
Thời gian qua, các địa phương và ngành Thú y đã tổ chức tiêm phòng vắc xin lở mồm long móng đợt I-2014 được 325.681 liều vắc xin lở mồm long móng tuýp O, đạt gần 90% so với tổng đàn gia súc hiện có của tỉnh. Việc tổ chức tiêu độc khử trùng đợt I đạt được những kết quả rất tốt.
Hiện nay, dịch cúm A (H5N6) trên đàn gia cầm đã xuất hiện tại tỉnh Quảng Ngãi. Để ngăn chặn không cho dịch bệnh xâm nhập vào địa bàn, Chi cục Thú y tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp để bảo vệ đàn gia súc, gia cầm.
Theo đó, ngành chức năng tập trung tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động phòng-chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm của gia đình. Tổ chức tiêu độc khử trùng tại nơi chăn nuôi, buôn bán và giết mổ.
Cùng với đó là phân công cán bộ kỹ thuật giám sát địa bàn chặt chẽ, kiểm soát dịch bệnh động vật và sản phẩm động vật đến tận hộ chăn nuôi. Đặc biệt, 3 huyện biên giới Đức Cơ, Ia Grai và Chư Prông chủ động phối hợp với Bộ đội Biên phòng tăng cường kiểm soát vận chuyển buôn bán, vận chuyển sản phẩm động vật trái phép vào địa bàn…
Theo số liệu của Cục Thống kê, tính đến ngày 1-4-2014 tổng đàn bò của tỉnh đạt 332.441 con, đàn trâu 14.067 con, heo 415.673 con và đàn gia cầm 2.278.176 con.
Ông Nguyễn Văn Quý-Trưởng trạm Kiểm dịch Động vật Song An cho hay: Công tác kiểm soát gia súc, gia cầm tại trạm được tiến hành nghiêm túc nên đã phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Tuy nhiên, hiện nay một số xe khách chất lượng cao vẫn lén lút vận chuyển gia cầm nên rất khó kiểm tra.
Đây là một trong những khó khăn mà các lực lượng chức năng đang gặp phải. Bên cạnh đó, các xe tải nhỏ không đi qua Trạm mà vận chuyển đi vào tuyến đường tránh của thủy điện An Khê-Ka Nak gây khó trong việc kiểm soát.
Dù vậy, các lực lượng chức năng của trạm vẫn thường xuyên tổ chức tuần tra kiểm soát ngăn chặn không cho xâm nhập vào địa bàn tỉnh. Nhờ vậy đã hạn chế được các trường hợp xuất, nhập gia súc, gia cầm chưa qua kiểm dịch.
Có thể bạn quan tâm

Được sự đồng ý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tại TP. Hồ Chí Minh, Cục Thú y phối hợp với Ban Bệnh học thủy sản và Cộng đồng thủy sản châu Á tổ chức Hội nghị lần thứ 9 về bệnh trong nuôi trồng thủy sản khu vực châu Á (DAA9).

Nông dân thu hoạch cá lóc nuôi trong vèo mùa lũ ở TP Cần Thơ đang phấn khởi do cá bán được giá cao hơn từ 8.000 - 9.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước. Hiện giá cá lóc nuôi được thương lái đến tận nhà dân thu mua ở mức 35.000 - 36.000 đồng/kg (cá lóc có trọng lượng từ 200gram/con trở lên). Với giá bán này, người nuôi cá có thể đạt mức lời trên 5.000 đồng/kg cá lóc thương phẩm.

Những năm trước đây, để tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích đất sản xuất, nông dân An Hòa Tây đã đầu tư trồng xen các loại rau màu trong diện tích hành tím, chủ yếu là cải xà lách trắng lấy hạt. Khi hành tím trồng được 30 ngày, nông dân trồng xen cải xà lách.

Từ năm 2005 đến nay, tỉnh Tây Ninh đã chi ngân sách gần 5 tỷ đồng để mua và thả bổ sung xuống hồ Dầu Tiếng gần 9 triệu con cá giống các loại, góp phần cải tạo môi trường nước, tăng sản lượng khai thác thủy sản, tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống cho hơn 1.000 lao động sống ven hồ.

Trong khi đó, tại huyện Đơn Dương, thương lái đang thu mua cà chua thường với giá 7.000 đ/kg, cao nhất từ đầu năm đến nay. Như vậy, với năng suất bình quân đạt 8 tấn/1.000 m2 (sào), nhà vườn thu về trên dưới 30 triệu đồng tiền lãi sau khi đã trừ chi phí.