Chủ Động Phòng-Chống Dịch Bệnh Cho Gia Súc, Gia Cầm

Theo Chi cục Thú y tỉnh, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện một số ổ dịch cúm A (H5N1) trên đàn gia cầm tại các huyện Ia Grai, Đak Pơ và TP. Pleiku.
Cơ quan chuyên môn và các địa phương đã triển khai các biện pháp phòng-chống dịch kịp thời nên đã ngăn chặn không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng. Đến thời điểm hiện nay, đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định, người chăn nuôi tiếp tục tái đầu tư phát triển đàn theo hướng nâng cao chất lượng theo hướng an toàn.
Thời gian qua, các địa phương và ngành Thú y đã tổ chức tiêm phòng vắc xin lở mồm long móng đợt I-2014 được 325.681 liều vắc xin lở mồm long móng tuýp O, đạt gần 90% so với tổng đàn gia súc hiện có của tỉnh. Việc tổ chức tiêu độc khử trùng đợt I đạt được những kết quả rất tốt.
Hiện nay, dịch cúm A (H5N6) trên đàn gia cầm đã xuất hiện tại tỉnh Quảng Ngãi. Để ngăn chặn không cho dịch bệnh xâm nhập vào địa bàn, Chi cục Thú y tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp để bảo vệ đàn gia súc, gia cầm.
Theo đó, ngành chức năng tập trung tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động phòng-chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm của gia đình. Tổ chức tiêu độc khử trùng tại nơi chăn nuôi, buôn bán và giết mổ.
Cùng với đó là phân công cán bộ kỹ thuật giám sát địa bàn chặt chẽ, kiểm soát dịch bệnh động vật và sản phẩm động vật đến tận hộ chăn nuôi. Đặc biệt, 3 huyện biên giới Đức Cơ, Ia Grai và Chư Prông chủ động phối hợp với Bộ đội Biên phòng tăng cường kiểm soát vận chuyển buôn bán, vận chuyển sản phẩm động vật trái phép vào địa bàn…
Theo số liệu của Cục Thống kê, tính đến ngày 1-4-2014 tổng đàn bò của tỉnh đạt 332.441 con, đàn trâu 14.067 con, heo 415.673 con và đàn gia cầm 2.278.176 con.
Ông Nguyễn Văn Quý-Trưởng trạm Kiểm dịch Động vật Song An cho hay: Công tác kiểm soát gia súc, gia cầm tại trạm được tiến hành nghiêm túc nên đã phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Tuy nhiên, hiện nay một số xe khách chất lượng cao vẫn lén lút vận chuyển gia cầm nên rất khó kiểm tra.
Đây là một trong những khó khăn mà các lực lượng chức năng đang gặp phải. Bên cạnh đó, các xe tải nhỏ không đi qua Trạm mà vận chuyển đi vào tuyến đường tránh của thủy điện An Khê-Ka Nak gây khó trong việc kiểm soát.
Dù vậy, các lực lượng chức năng của trạm vẫn thường xuyên tổ chức tuần tra kiểm soát ngăn chặn không cho xâm nhập vào địa bàn tỉnh. Nhờ vậy đã hạn chế được các trường hợp xuất, nhập gia súc, gia cầm chưa qua kiểm dịch.
Có thể bạn quan tâm

Nghiên cứu tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đến Việt Nam các tác động vĩ mô và trường hợp ngành chăn nuôi do TS Nguyễn Thị Thu Hằng đến từ Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR) trình bày tại Diễn đàn Chính sách nông nghiệp Việt Nam số 4 ngày 8-9 tại Hà Nội cho thấy, ngành chăn nuôi trong nước có xu hướng bị thu hẹp sản xuất khi đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt đến từ các nước TPP, đặc biệt là đối với ngành thịt.

UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng Trung tâm nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và xúc tiến thương mại nông nghiệp với tỷ lệ 1/500.

Không chỉ trang bị kiến thức, tư vấn làm ăn cho bà con nông dân (ND) Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ ND Hà Tĩnh còn làm đầu mối “tiếp sức” cho bà con ND sau học nghề được tiếp cận vốn ưu đãi, ký kết hợp đồng cung ứng giống, phân bón thức ăn và bao tiêu sản phẩm.

Sau hơn hai năm triển khai chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) của tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Các sản phẩm OCOP không chỉ góp phần quan trọng xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập người dân, phát triển KTXH trên địa bàn mà OCOP đã khẳng định thương hiệu riêng trong chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Quảng Ninh.

Phong trào “nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi” của Hội Nông dân (HND) đang ngày càng lan rộng trong các tầng lớp nông dân toàn tỉnh. Qua đó, đã khơi dậy ý chí làm giàu, là động lực giúp nông dân vươn lên trong cuộc sống.