Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chủ Động Phòng Bệnh Cho Thanh Long

Chủ Động Phòng Bệnh Cho Thanh Long
Ngày đăng: 19/11/2013

Trong khi thanh long trái vụ đang được nông dân bán với giá từ 12.000 đồng đến 14.000 đồng/kg, thì tại xã Hàm Liêm (Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận), một số người dân chỉ bán được 5.000 đồng/kg. Nguyên nhân của tình trạng này là do bệnh đốm trắng đang gia tăng trên hầu hết diện tích thanh long của họ...

Thiệt hại về kinh tế

Thời gian gần đây, do xuất hiện mưa liên tục, nên nhiều diện tích thanh long trên địa bàn tỉnh nói chung, Hàm Thuận Bắc nói riêng đã gia tăng bệnh đốm trắng. Đây cũng là thời điểm nông dân đang chong đèn trái vụ, nên gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế gia đình. Có mặt tại xã Hàm Liêm, chúng tôi đã nghe và cảm nhận được những tiếng thở dài của không ít bà con trồng thanh long mắc bệnh đốm trắng. Hộ ông Lê Văn Mười (thôn 5, xã Hàm Liêm) là một trong những hộ gia đình bị thiệt hại nặng nhất trong xã.

Dẫn chúng tôi đi hết khu vườn, với 3.000 trụ thanh long của gia đình, ông Mười vừa lắc đầu, vừa chỉ vào trụ thanh long đã có dấu hiệu vàng, thối cành, với chi chít những lỗ thủng, ông nói: “Toàn bộ diện tích này đều bị đốm trắng, kể cả thanh long vừa mới bám trụ. Đợt thu hoạch lứa mới rồi được 10 tấn, nhưng tôi phải bán với giá 5.000 đồng/kg, do trái thanh long bị nấm. Nếu so với giá bán của những hộ khác, thì thiệt hại trên 50 triệu đồng”. Ông Mười cho biết: Để đối phó với dịch bệnh trên cây trồng, tôi đã chặt bỏ cành, vặt trái và phun xịt đủ loại thuốc bảo vệ thực vật nhưng vẫn “lực bất tòng tâm”.

Cùng chung tình trạng, gia đình ông Ngô Văn Hoàn (thôn 2, xã Hàm Liêm) cũng có 2.500 trụ thanh long, nhưng đã bị nhiễm bệnh đốm trắng từ 70 - 80% diện tích. Hiện tại, ông Hoàn vẫn xuất bán với giá thị trường, nhưng tỷ lệ trái bị loại là 50%. Số thanh long bị loại được các thương lái mua 5.000 đồng/kg (hàng cồ) và 2.000 đồng/kg (hàng nhỏ).

Thực hiện các biện pháp canh tác

Theo ông Trần Minh Tiến - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Bình Thuận, đến thời điểm này toàn tỉnh có khoảng 3.600 ha thanh long bị nhiễm bệnh đốm trắng, tập trung tại các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Bắc Bình và La Gi, hiện nay chưa có thuốc diệt trừ bệnh hiệu quả.

Chính vì vậy, biện pháp phòng ngừa không cho bệnh phát sinh là tốt nhất, bằng cách để phòng bệnh đốm trắng cần sử dụng các biện pháp canh tác. Cụ thể, bón phân NPK cân đối, không lạm dụng phân đạm, chất kích thích sinh trưởng. Không tưới nước vào buổi chiều tối, vì lúc này nước trên cành quả không kịp tan, cộng với sương đêm sẽ làm độ ẩm tăng, nguy cơ nấm ký sinh gây hại càng lớn. Mặt khác, khi thấy vết bệnh trên cành, quả, cần cắt bỏ ngay và tập trung vào một chỗ, sau đó rải vôi để tiêu hủy. Không được ném cành, quả bị bệnh xuống mương nước vì nguy cơ nấm lây lan rất nhanh.

“Lãnh đạo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cũng cảnh báo bà con, hiện tại có một số doanh nghiệp lợi dụng trong tình hình dịch bệnh đốm trắng trên thanh long, nên đã đưa ra các sản phẩm ghi nhãn mác phòng chống bệnh đốm trắng. Tuy nhiên, thực chất không phải như vậy”.


Có thể bạn quan tâm

Phát triển cây cao su ở huyện Cam Lộ Phát triển cây cao su ở huyện Cam Lộ

Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết 08 - NQ/HU ngày 17/7/2008 của Huyện ủy Cam Lộ (Quảng Trị) về đẩy mạnh phát triển cây cao su giai đoạn 2008 - 2010; Kết luận số 28 - KL/HU ngày 25/11/2011 của Ban Thường vụ Huyện ủy về nhiệm vụ, giải pháp phát triển cây cao su giai đoạn 2011 - 2015, diện tích cây cao su của địa phương đã phát triển mạnh mẽ, tạo bước chuyển biến cơ bản về cây trồng, khai thác tiềm năng đất đai hợp lý và giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho người dân.

29/05/2015
Nâng cao hiệu quả kinh tế vùng lạc Nâng cao hiệu quả kinh tế vùng lạc

Huyện Cam Lộ (Quảng Trị) có diện tích đất có khả năng trồng lạc lớn và quy mô tập trung, thuận lợi để đẩy mạnh phát triển sản xuất luân canh, xen canh, thâm canh tăng năng suất, nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích. Với quy mô sản xuất ổn định hơn 700 ha, đứng thứ hai sau cây lúa, hiện lạc là cây trồng có tính hàng hóa cao, mang lại nguồn thu nhập chính góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện.

29/05/2015
Đẩy mạnh nuôi bò theo hướng thâm canh Đẩy mạnh nuôi bò theo hướng thâm canh

Chăn nuôi bò thâm canh đang là hướng đi đầy triển vọng được nhiều địa phương trong tỉnh tập trung phát triển. Ở huyện Cam Lộ (Quảng Trị), những năm qua việc phát triển đàn bò lai theo hướng thâm canh được địa phương quan tâm triển khai và đến nay đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

29/05/2015
Hồi sinh những vườn tiêu Hồi sinh những vườn tiêu

Vùng đất đỏ ba zan huyện Cam Lộ (Quảng Trị) có diện tích hơn 3.000 ha, trải dài trên địa bàn 3 xã Cam Chính, Cam Nghĩa và Cam Thành, thuân lợi để phát triển các cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu. Thời kỳ Nông trường Tân Lâm những năm 1980-1995, cây hồ tiêu ở Cam Lộ phát triển cực thịnh với quy mô tập trung hơn 1.500 ha, được đầu tư hạ tầng đồng bộ, quy trình thâm canh áp dụng thống nhất, là đặc sản “vàng đen” làm giàu cho cả vùng.

29/05/2015
Triển vọng giống lúa SV 181 Triển vọng giống lúa SV 181

Với mục tiêu lựa chọn giống lúa thuần mới, có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu thời tiết, đất đai trên địa bàn tỉnh, đồng thời có khả năng kháng một số đối tượng sâu bệnh chủ yếu nhằm bổ sung vào cơ cấu bộ giống lúa chủ lực của tỉnh, vụ đông xuân 2014 -2015 Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Công ty TNHH MTV giống cây trồng Quảng Bình tổ chức khảo nghiệm giống lúa SV 181 (Sao Việt 181) tại HTX Trung Đơn (xã Hải Thành, huyện Hải Lăng, Quảng Trị). Mô hình được thực hiện tập trung với quy mô 1 ha trên chất đất thịt nhẹ với 5 hộ tham gia.

29/05/2015