Chồn Nhung Đen Không Thuộc Vật Nuôi Nông Nghiệp

Trước tình trạng hàng ngàn nông dân trên khắp cả nước đang đua nhau nuôi chồn nhung đen, Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) vừa có văn bản đề nghị sở NN-PTNT các tỉnh, thành kiểm soát việc nuôi và phát tán chồn nhung đen.
Theo đó, ông Hoàng Kim Giao, Cục trưởng Cục Chăn nuôi khẳng định, chồn nhung đen được người dân nuôi hiện nay chưa có tên trong danh sách các vật nuôi nông nghiệp, không rõ nguồn gốc và chưa có kết quả khảo nghiệm của các cơ quan chuyên môn báo cáo về Bộ NN-PTNT. Điều này chưa có đánh giá mặt tích cực, cũng như tác hại của con vật này (lây lan dịch bệnh, sự phá hoại mùa màng), ngoài ra cũng chưa có căn cứ kết luận về giá trị dinh dưỡng và chất lượng thịt của vật nuôi này.
Đề phòng các rủi ro về tác hại từ việc chăn nuôi chồn nhung đen, Cục Chăn nuôi đề nghị sở NN-PTNT các tỉnh, thành tuyên truyền cho người dân hiểu được mặt tiêu cực từ việc tự phát nuôi chồn nhung đen khi chưa có kết quả khảo nghiệm của cơ quan chuyên môn, vì tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chỉ đạo các ngành liên quan tăng cường kiểm soát, hạn chế việc tự phát nuôi chồn nhung đen; theo dõi, phát hiện các rủi ro về bệnh dịch và sự tác hại của chồn nhung đen báo về cục Chăn nuôi để phối hợp xử lý.
Có thể bạn quan tâm

Trong khu vườn vú sữa Lò Rèn rộng 8.500 m2, để tận dụng đất trống, tăng thêm hiệu quả kinh tế, ông xen canh 150 gốc bưởi da xanh nay đã 3 năm tuổi. Vú sữa Lò Rèn đã cho thu hoạch ổn định nhiều năm nay, còn bưởi da xanh bắt đầu cho trái.

Theo thông tin mới nhất từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 5/2014 ước đạt 2,278 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành năm tháng đầu năm lên 12,12 tỷ USD; tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2013.

Chất lượng trà Việt Nam vẫn thấp, nhiều nhà máy có hiệu quả sản xuất hạn chế dựa trên tiêu chuẩn do Nhà nước ban hành, đặc biệt những nhà máy xếp loại C vẫn được phép sản xuất trà khiến cho việc quản lý chất lượng không rõ ràng.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vừa có chỉ đạo yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công an cùng các địa phương tăng cường các giải pháp quản lý thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Cây tiêu phát triển tốt trên đất phì nhiêu, giàu hữu cơ, tơi xốp, có độ pH từ 5,5 - 6,5, đất có độ dốc dưới 10% và mực nước ngầm sâu hơn 2m vào mùa mưa.