Chọn Giống Lúa Cho Vụ Hè Thu

Kết thúc vụ lúa vừa qua, nông dân trong tỉnh vô cùng phấn khởi vì vừa trúng mùa lại được giá. Nhiều nơi năng suất đạt ngoài mong đợi của người dân và chính quyền địa phương.
Phó Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời Nguyễn Đồng Khởi cho biết, vụ lúa vừa qua có nơi trong huyện thu hoạch đạt năng suất trên 60 giạ/công.
Chính những thành công ấy tạo đà cho sản xuất vụ lúa hè thu tiếp theo, đây cũng là nỗi lo khi nông dân nôn nóng không tuân theo đúng lịch thời vụ của ngành chuyên môn. Theo kế hoạch, vụ hè thu này toàn tỉnh sản xuất khoảng 36.600 ha tại các huyện U Minh, Thới Bình, Trần Văn Thời và TP Cà Mau.
Hiện nay, hầu hết những phần đất thu hoạch xong đã được bà con tiến hành cày ải phơi đất. Đang đốt đồng chuẩn bị cho việc cày ải, ông Trần Văn On, ấp 3, xã Tân Thành, TP Cà Mau, hồ hởi: “Vụ vừa rồi năng suất lúa vượt dự kiến nên sau khi thu hoạch xong tôi nhanh chóng chuẩn bị đất cho kịp thời vụ”.
Trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa, giống được xem là yếu tố vô cùng quan trọng. Chọn được giống tốt, bảo đảm chất lượng không chỉ giảm chi phí, tăng năng suất mà còn bán được giá.
Nhằm đáp ứng nhu cầu giống cho người nông dân trong tỉnh, ông Phạm Văn Mịch, Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh, cho biết, trong năm vừa qua công tác sản xuất giống đã tạo được một bước ngoặt quan trọng, không chỉ tạo ra nguồn giống phù hợp với thổ nhưỡng, cho năng suất, chất lượng cao mà còn đáp ứng nhu cầu thị trường.
Hiện nay, 140 ha đất sản xuất lúa giống của tỉnh mỗi năm có thể tạo ra trên 500 tấn lúa giống, đáp ứng cơ bản nhu cầu sản xuất của người dân.
“Giống hợp thổ nhưỡng, năng suất cao là chưa đủ. Trong năm qua, để chọn giống cung ứng cho người dân, ngành nông nghiệp còn áp thêm mục tiêu là đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.
Từ đó, trung tâm kết hợp với các đơn vị có liên quan, nhất là các công ty xuất khẩu lúa gạo trong tỉnh và thương lái để nắm bắt tình hình thị trường, thị trường cần mua lúa gì thì sản xuất giống lúa đó”, ông Mịch cho biết thêm,
Ông Nguyễn Trần Thức, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh, nhận định, thị trường xuất khẩu lúa gạo của ta hiện đang chịu sức cạnh tranh khốc liệt. Do đó, việc chọn giống cần phải hết sức thận trọng, nếu không hệ luỵ sẽ rất nghiêm trọng. Việc canh tác, chọn giống, nông dân nên tuân thủ hướng dẫn của ngành chuyên môn theo từng mùa vụ sản xuất.
Cũng với mong muốn người dân có vụ hè thu tiếp tục thắng lợi, ông Phạm Văn Mịch khuyến cáo, khi chọn giống người dân cần phải tìm mua tại những địa điểm tin cậy, nơi có công bố chất lượng sản phẩm tại cơ sở. Đặc biệt, không mua giống từ các ghe trôi nổi trên thị trường.Các giống chủ lực hiện nay vẫn là loại giống hạt dài, thơm, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu như: OM 5451, OM 6162, OM 5954.
Có thể bạn quan tâm

Vụ mùa năm 2014, huyện Hoằng Hóa gieo cấy gần 8.000 ha lúa, trong đó chủ yếu là các giống ngắn ngày như BC15, DQ11, Bắc Thơm... Tính đến ngày 31-7, cây lúa sinh trưởng, phát triển nhanh, lúa đại trà vụ mùa đang ở giai đoạn kết thúc đẻ nhánh bước vào giai đoạn đứng cái làm đòng.

Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT Tam Bình (Vĩnh Long), từ nay đến năm 2015, huyện sẽ khuyến khích nhà vườn không trồng mới mà tập trung đầu tư thâm canh nâng cao chất lượng cam sành, ổn định diện tích trồng theo quy hoạch khoảng 2.000ha ở các xã Bình Ninh, Loan Mỹ, Ngãi Tứ, Mỹ Thạnh Trung, Tường Lộc, Hòa Lộc và Hòa Hiệp; đồng thời kêu gọi hợp tác xã xây dựng mạng lưới thu mua.

Chiều 5.8, lãnh đạo Công ty cổ phần thủy sản Bình Định (Bidifisco) và Công ty Kato Hitoshi General Office Co., Ltd (Kato Office) của Nhật Bản đã chính thức ký kết hợp đồng kinh doanh đại lý độc quyền.

Loại nhãn này có vị ngọt, thanh, cùi dày. Đặc biệt, thời gian thu hoạch nhãn ghép muộn hơn một tháng so với các giống nhãn thông thường tại địa phương. Vì vậy, sẽ giúp người trồng không lo bị ứ đọng sản phẩm, do nhãn chín rộ cùng một thời điểm, theo đó, giá bán cũng cao hơn.

Công ty cổ phần Thủy sản Bình Định (Bidifisco) và Công ty Kato Hitoshi General Office Co,. Ltd (Kato Office) Nhật Bản đã ký kết hợp đồng xuất khẩu cá ngừ đại dương sang Nhật.