Lỗ 1 Triệu Đồng Mỗi Con Lợn Vì Chất Cấm

Thời điểm sau Tết Nguyên đán, giá lợn dao động trung bình từ 50.000 – 52.000 đồng/kg. Tuy nhiên, từ khi thông tin các chất kích thích tạo nạc họ beta – agonist sử dụng gây nguy hiểm cho người sử dụng, giá lợn hơi đã giảm từ 10.000 – 12.000 đồng/kg, xuống mức từ 40.000 – 42.000 đồng/kg.
“Trung bình mỗi con lợn xuất chuồng đạt trọng lượng khoảng 100kg, tính ra, giá đã sụt giảm ít nhất 1 triệu đồng/con lợn. Mỗi ngày tui xuất chuồng vài chục con, số tiền sụt giảm là rất lớn” - ông Công cho biết.
Ông Công cho rằng, mức lỗ đó là may mắn đối với những hộ dân còn bán được lợn. Nhiều hộ chăn nuôi lợn đã tới lứa thu hoạch nhưng nhiều lần gọi, thương lái vẫn không đến. Việc giữ lợn lại trong chuồng vừa tốn công chăm sóc, tốn thức ăn nhưng lợn không tăng trọng nữa.
Tại hội nghị sáng qua, đại diện nhiều doanh nghiệp sản xuất, phân phối thức ăn chăn nuôi (TACN) cũng cho rằng, ngành hàng này cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi những thông tin sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
“Nhiều người chăn nuôi lấy lý do TACN không giúp giảm mỡ, nở mông nên hủy các hợp đồng mua hàng hoặc đòi giảm giá từ 1.000 – 2.000 đồng/kg” - đại diện một doanh nghiệp TACN tại Đồng Nai cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Diện tích na ở hai huyện Chi Lăng và Hữu Lũng có khoảng 2.000ha, sản lượng trung bình đạt gần 300 ngàn tấn/ năm. Ông Vy Văn Tuyến ở thị trấn Đồng Bành (huyện Chi Lăng) - chủ nhân của hơn 1.000 gốc na cho biết: “Năm ngoái giá na loại to đẹp chỉ 25.000 đ/kg, nhưng năm nay lên tới 35.000 – 40.000 đ/kg, loại trung bình có giá từ 25.000 – 28.000 đ/kg nên người dân vui lắm”.

Dịch LMLM gia súc đã tái phát tại các xã Đạ Chais, Đạ Sar và thị trấn Lạc Dương (Lâm Đồng) từ trung tuần tháng 5/2013 tới nay và đang có nguy cơ tiếp tục lây lan.

Hồi 1 giờ ngày 11/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 14,2 độ Vĩ Bắc; 127,0 độ Kinh Đông, cách đảo Lu-Dông (Philippines) khoảng 650km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, giật cấp 15, cấp 16.

Trong chiến lược phát triển nông - lâm nghiệp tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến 2020, cà phê được xác định là cây mũi nhọn, góp phần xoá đói giảm nghèo cho hàng nghìn hộ dân, nhất là tại huyện Mường Ảng.

Là 1 trong 3 xã vùng ngọt hoá của huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) được cho phép chuyển dịch nuôi tôm, ngày ấy, Lợi An từng “làm mưa làm gió” bởi sự phát triển kinh tế nhanh không ngờ. Người dân nơi đây bỗng chốc đổi đời khi con tôm mang lại lợi nhuận đáng kể. Vậy mà giờ đây, Lợi An đang từng ngày nếm “trái đắng”.