Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trại Chim Trĩ Đỏ Ở Xứ Nghệ

Trại Chim Trĩ Đỏ Ở Xứ Nghệ
Ngày đăng: 11/05/2012

Từ hai bàn tay trắng, gia đình chị Trần Thị Dương (xã Nghĩa Dũng, Tân Kỳ, Nghệ An) đã có cú đột phá "ngoạn mục" nhờ nuôi gà và chim trĩ sinh sản.

Năm 2002, chị Trần Thị Dương kết duyên với anh Nguyễn Văn Long ở làng bên. Ra ở riêng, với 2 sào ruộng khoán, tằn tiện thì vợ chồng chị cũng đủ sống. Nhưng khi mấy đứa con lần lượt ra đời, gia đình chị lâm vào cảnh túng quẫn. Đang chưa biết làm gì, tình cờ chị đọc một tờ báo về nuôi gà trang trại. Thế là vợ chồng chị vay ngân hàng 20 triệu đồng để xây chuồng trại và mua 500 con gà giống về nuôi. Được chăm sóc cẩn thận, đàn gà lớn nhanh như thổi.

Niềm vui chẳng được lâu, đàn gà bị bệnh chết dần. Mất gà, mất vốn, đang chán nản thì chị nhận được tin Trung tâm Giáo dục Miền Tây mở lớp đào tạo sơ cấp về thú y, chị đăng ký học. Sau 3 tháng, cầm tấm bằng thú y trên tay, chị quyết định tiếp tục nuôi gà. Lần này, do nuôi đúng kỹ thuật, phòng bệnh tốt nên đàn gà của chị an toàn trước các đợt dịch bệnh.

Hiện, trang trại của chị Dương có 400 con gà đẻ, 500 con gà thịt và 400 con vịt đẻ. Riêng tiền bán trứng, mỗi tháng vợ chồng chị cũng thu hơn 30 triệu đồng. Còn gà thịt và gà giống, mỗi năm trang trại xuất 2 lứa, thu trên 100 triệu đồng.

Đầu năm 2010, theo địa chỉ trên Internet, chị mua một đôi chim trĩ giống về nuôi. Sau thời gian ngắn, chim trĩ bắt đầu đẻ trứng. Số trứng này chị cho gà ấp thử và tỷ lệ trứng nở đạt 100%. Đến nay, đàn trĩ đỏ bố mẹ ở trang trại lên đến 30 con.

Chị Dương cho biết, nuôi khoảng 8 tháng, trĩ mẹ bắt đầu đẻ, bình quân mỗi con đẻ 70 - 80 quả trứng/năm. Mỗi năm, trừ chi phí, gia đình chị lãi gần 40 triệu đồng từ bán trứng và chim giống. Theo chị Dương, nuôi chim trĩ gần giống nuôi gà. Trĩ tự tìm kiếm thức ăn trong tự nhiên nhưng đẻ trứng nhiều gấp 3 lần so với gà ta. Thức ăn chính của trĩ đỏ là thóc, khi chim đẻ bổ sung cám đậm đặc của gà để vỏ trứng dày, hạn chế giập vỡ.

Chị Dương cho biết: Giá trị kinh tế của trĩ đỏ cao nhất trong các loại gia cầm. Hiện nay, trứng trĩ đỏ bán với giá 100.000 đồng/quả, chim non mới nở 150.000 đồng/con. Riêng trĩ đỏ trưởng thành giá 2,5 triệu đồng/cặp. Tới đây, gia đình tôi sẽ mở rộng quy mô chăn nuôi và nuôi thêm trĩ đỏ.

Có thể bạn quan tâm

Vú Sữa Đầu Vụ Mất Mùa, Rớt Giá Vú Sữa Đầu Vụ Mất Mùa, Rớt Giá

Hiện tại, nhiều nhà vườn trồng vú sữa trên địa bàn huyện Châu Thành A (Hậu Giang) đang bước vào thời điểm thu hoạch vú sữa đầu vụ. Tuy nhiên, khác hẳn với các năm trước, hiện người dân đang hái vú sữa trong nỗi lo về năng suất giảm và giá bán đang tuột dốc.

02/12/2014
Quang Bình Thực Hiện Nhiều Diện Tích Cánh Đồng Mẫu Để Tăng Năng Suất, Sản Lượng Cây Trồng Quang Bình Thực Hiện Nhiều Diện Tích Cánh Đồng Mẫu Để Tăng Năng Suất, Sản Lượng Cây Trồng

Nhằm đảm bảo thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp, vụ xuân năm nay huyện Quang Bình tiếp tục chỉ đạo thực hiện quy hoạch sản xuất cánh đồng mẫu lúa, ngô với phương châm chỉ đạo nhân dân tập trung sản xuất, đầu tư thâm canh để tăng năng xuất, sản lượng cây trồng góp phần tăng thu nhập cho nhân dân.

07/07/2014
Vườn Dâu Ba Tầng Ven Hồ Mê Linh Vườn Dâu Ba Tầng Ven Hồ Mê Linh

Dâu tây trồng trong nhà kính, trên giá thể không còn là chuyện lạ với người dân Đà Lạt. Nhưng vườn dâu nhà anh Nguyễn Đức Mai, số 9 Ngô Văn Sở, Đà Lạt vẫn rất được chú ý bởi thay vì trồng một tầng, anh Mai đã tạo ra một vườn dâu có ba tầng, tăng mật độ dâu trên cùng một diện tích đất.

02/12/2014
Nông Dân Lo Đầu Ra Sản Phẩm Nông Dân Lo Đầu Ra Sản Phẩm

Trước những tin đồn thất thiệt về việc Trung Quốc sẽ đóng một số cửa khẩu giao thương với Việt Nam, nhiều nông dân đang “ngồi trên đóng lửa”, lo ngại nông sản làm ra sẽ khó tiêu thụ. Nhiều người đang có ý định đầu tư mở rộng diện tích sản xuất, nay phải tạm dừng chờ thông tin mới từ thị trường…

07/07/2014
Tiền Giang Trồng Nhãn Ido Tiền Giang Trồng Nhãn Ido "Né" Bệnh Chổi Rồng

Thời gian gần đây, bệnh chổi rồng đã bùng phát mạnh mẽ trên một số giống nhãn, đặc biệt là nhãn tiêu da bò, gây thiệt hại nặng cho nhà vườn. Trong khi đó, những vườn nhãn Ido gần như không bị nhiễm hay nhiễm với tỷ lệ rất thấp. Trước tình hình này, một giải pháp phòng chống bệnh chổi rồng đã được đưa ra bằng cách trồng nhãn Ido hoặc ghép bo nhãn Ido vào cây nhãn bị nhiễm chổi rồng.

02/12/2014