Chôm Chôm Rớt Giá Ở Đồng Nai

Trong những ngày qua, hàng trăm nhà vườn ở huyện Trảng Bom (Đồng Nai) than trời vì giá chôm chôm rẻ như bèo, chưa đến 4 ngàn đồng/kg. Người dân đang rất lao đao vì không tìm được đầu ra cho mặt hàng này.
Về xã Bàu Hàm, huyện Trảng Bom đâu đâu chúng tôi cũng thấy chôm chôm chín oằn cây. Trái chín từ màu đỏ tươi chuyển sang màu đỏ bầm mà nhà vườn vẫn chưa thu hoạch. Ông Trương Nguyễn Cường, ấp Tân Việt, xã Bàu Hàm, cho biết hiện tại giá chôm chôm tại vườn 3 - 4 ngàn đồng/kg. Với giá này, sau khi trừ chi phí phân, thuốc, bạt phủ gốc, công lao động... nhà vườn trắng tay. Nhiều nhà vườn chán nản không muốn thu hoạch cứ để trái “treo” trên cây. Ông Cường đang thu hoạch 1 hécta chôm chôm, ước tính sản lượng được khoảng 20 tấn nhưng không vui nổi vì sau khi thanh toán chi phí, chẳng có đồng lãi nào.
Nhiều nhà vườn ở đây cũng đang bán đổ bán tháo vườn chôm chôm của mình do dự đoán giá sẽ tiếp tục giảm. Ông Chu Văn Cang, Chủ tịch Hội Nông dân xã Bàu Hàm, cho biết: “Điệp khúc được mùa mất giá vẫn đeo suốt trên lưng người nông dân”.
Một trong những nguyên nhân rớt giá là do đại bộ phận nhà vườn trồng chôm chôm thường dựa vào giá vụ trước để điều chỉnh thời gian thu hoạch cho vụ sau. Vì thấy chôm chôm tháng 7 năm trước giá cao, nhiều vườn canh cho chôm chôm chín vào tháng 7 năm nay khiến sản lượng tăng vọt làm giá chôm chôm rớt mạnh.
Có thể bạn quan tâm

Xã Tân Hiệp (Phú Giáo - Bình Dương) vừa thành lập Tổ hợp tác nuôi rắn mối với 15 thành viên. Trước đó, tại Tân Hiệp có 3 cá nhân trong tổ hợp tác nuôi thành công rắn mối và đây cũng là những nhân tố quan trọng để giúp cho các thành viên còn lại xây dựng thành công mô hình, hướng tới là nâng cao và bao tiêu sản phẩm.

Đến thôn Tứ Thể xã Đại Phú, huyện Sơn Dương không ai là không biết gia đình anh Nguyễn Thanh Tâm, bởi anh là hộ gia đình trẻ làm kinh tế giỏi của thôn. Xây dựng gia đình năm 2005, khi ra ở riêng được bố mẹ cho 3 sào ruộng và hỗ trợ làm được ngôi nhà nhỏ hai gian lợp ngói; cuộc sống gia đình rất khó khăn, quanh năm chỉ cấy lúa, trồng ngô, khoai và phải đi làm thuê đủ nghề vất vả mà vẫn khó khăn đủ bề.

Vấn đề quan trọng hiện nay là việc triển khai đề án này cần được thực hiện như thế nào. NTNN đã ghi nhận ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý.

Ông Lê Thành Nam - Chủ tịch UBND xã Giao Thạnh (Thạnh Phú - Bến Tre) cho biết, sau Tết Nguyên đán - 2013, nắng nóng kéo dài khiến 48 ao nuôi tôm bị thiệt hại khoảng 37ha. Hầu hết tôm nuôi công nghiệp dễ bị chết, tôm nuôi quảng canh ít chết, không tốn thức ăn.

Xóm 5 Kim Tân, xã Kim Sơn (Định Hoá) có 62 hộ thì có gần một nửa thuộc diện nghèo và cận nghèo, 80% là đồng bào dân tộc thiểu số. Điều kiện sản xuất của bà con gặp nhiều khó khăn do thiếu đất và nước sản xuất. Việc làm giàu trên chính mảnh đất khó này lâu nay vẫn được xem như một kỳ tích và người làm lên kỳ tích đó chính là gia đình anh Lường Xuân Quý với mô hình trồng rừng kết hợp với chăn nuôi.