Cho phép nhập thịt bò Pháp đạt yêu cầu vào thị trường Việt Nam

Động thái này được cho là bước đi tích cực nhằm thực hiện các nội dung đã đạt được sự nhất trí tại Đối thoại kinh tế cấp cao Việt-Pháp thường niên diễn ra ngày 15/4 tại Hà Nội. Việc nhập khẩu cũng là bước giải quyết các rào cản về trao đổi thương mại và những vấn đề trong việc tiếp cận thị trường giữa hai nước.
Ngoài vấn đề nhập khẩu thịt bò, tại cuộc đối thoại, phía Pháp cũng tiếp tục đề nghị Việt Nam dỡ bỏ các rào cản trong việc nhập khẩu táo Pháp vào Việt Nam. Vấn đề này sẽ tiếp tục được xem xét trong thời gian tới.
Đối thoại kinh tế cấp cao Việt-Pháp lần thứ ba vừa qua nhằm đánh giá các vấn đề còn tồn đọng trong quan hệ song phương và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hợp tác đồng thời triển khai cụ thể hợp tác kinh tế trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược mà Việt Nam và Pháp đã ký kết nhân chuyến thăm chính thức Pháp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 9/2013.
Tại phiên họp này, hai bên nhất trí tinh thần phát triển trao đổi thương mại trong khuôn khổ công bằng và minh bạch. Về vấn đề này, Việt Nam đề nghị Pháp thúc đẩy Liên minh châu Âu (EU) sớm phê chuẩn Hiệp định khung về Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) Việt Nam-EU và ủng hộ việc hoàn tất đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) trong năm 2015./.
Có thể bạn quan tâm

Hiện, nhiều nông dân huyện Châu Thành (An Giang) tận dụng khuôn viên nhà ở nuôi ba ba bán con giống và bán thịt. Nông dân Nguyễn Văn Xuẩn (ấp Vĩnh Lợi, xã Vĩnh Hanh) xây 3 bồn trong hầm quanh nhà nuôi 400 con ba ba, mỗi bồn diện tích 15m² chứa khoảng 150 con. Ông cho biết, cứ 20 tháng bán ra một đợt.

Đến xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên (Yên Bái) vào những ngày giữa tháng Bảy, đi đến đâu cũng bắt gặp không khí nhộn nhịp, người bán người mua măng tre Bát Độ.

Theo báo cáo của Chi cục Thú y tỉnh Hà Tĩnh đến nay toàn tỉnh có 17,16 ha diện tích nuôi tôm bị bệnh đốm trắng tại hai huyện Kỳ Anh và Lộc Hà, thiệt hại hơn 400 vạn con giống.

Khoa Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ đã nghiên cứu thành công quy trình cho sinh sản nhân tạo, ấp nở và ương nuôi cá bột đối với nguồn cá đối bố mẹ thành thục được chọn từ tự nhiên. Theo TS Lê Quốc Việt cùng nhóm cộng sự, cá đối mẹ có trọng lượng 250g, cho đẻ trên 300.000 trứng, tỷ lệ nở khoảng 50%. Cá bột lớn nhanh, đạt kích cỡ 1,1 - 1,3cm và tỷ lệ sống 20% - 40% sau ba tuần tuổi.

Từng niên vụ, tổ luôn bám sát các bộ giống thích nghi do Cục Khuyến nông khuyến cáo; phối hợp chặt chẽ với trung tâm giống nông nghiệp sở tại và tiến hành nhân giống lúa cấp xác nhận phục vụ nhu cầu sản xuất.