Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sẽ Xử Lý Dứt Điểm Tình Trạng Phá Rừng Nuôi Tôm Ở Miền Trung

Sẽ Xử Lý Dứt Điểm Tình Trạng Phá Rừng Nuôi Tôm Ở Miền Trung
Ngày đăng: 03/06/2012

Sau khi nhận được báo cáo từ các tỉnh khẳng định có thực trạng như báo NTNN nêu, Bộ NNPTNT đã lập tức chỉ đạo địa phương phải xử lý nghiêm túc tình trạng người ào ạt phá rừng, phá vườn để đào ao nuôi tôm.

Về việc người dân ào ạt phá rừng, phá vườn để đào ao nuôi tôm như báo NTNN đã nêu trước đó, trao đổi với phóng viên NTNN, ông Nguyễn Huy Điền – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT) cho biết: “Sau khi nhận được báo cáo từ các tỉnh Phú Yên, Bình Định, Quảng Nam khẳng định có thực trạng như báo NTNN đã nêu, Bộ NNPTNT đã lập tức chỉ đạo địa phương phải xử lý nghiêm túc tình trạng người ào ạt phá rừng, phá vườn để đào ao nuôi tôm. Về phía Bộ NNPTNT, từ cuối tháng 5 vừa qua, tôi đã dẫn đầu đoàn công tác của bộ đi kiểm tra thực tế cũng như tiến độ xử lý của địa phương đến đâu. Thực tế là đúng như báo nêu”.

Theo ông Điền, quá trình kiểm tra cho thấy, những ao tôm lấn chiếm rừng phòng hộ hầu hết người dân chỉ làm ở những bãi cát, vùng đất không có rừng. Thực tế, đời sống của người dân ở đây còn rất khó khăn, do đất thì bạc màu, trồng cây, làm ruộng không đủ sống. Trong khi, nếu đào ao nuôi tôm, làm 1 vụ có thể bằng cả 10 năm trồng cây.

Trả lời câu hỏi, vì sao các địa phương không quy hoạch vùng nuôi tôm riêng cho bà con nông dân, ông Điền cho biết: “Việc quy hoạch vùng nuôi tôm bền vững không hề dễ dàng, vì ở những vùng đất này là nơi đan xen vào khu dân cư sinh sống nên không thể quy hoạch được. Những vùng nuôi tôm trong quy hoạch cũng phải có quy định rất chặt chẽ, không chỉ là quy định trong nước mà còn ràng buộc bởi những quy định quốc tế, các tiêu chuẩn quốc tế đặt ra”.

Từ thực tế trên, ông Điền cũng cho biết: “Đối với những hộ dân đào ao nuôi tôm trong khu vực rừng phòng hộ, sẽ phải xử lý nghiêm minh, kiên quyết dẹp bỏ san ủi mặt bằng, thu hồi đất sau khi người dân thu hoạch xong vụ này, người dân phải trồng lại cây cho rừng phòng hộ. Đối với những vùng đất vườn trồng cây hàng năm, trồng hoa màu, trồng lúa kém hiệu quả mà đã nuôi tôm, thì có thể bổ sung vào quy hoạch nuôi tôm tạm thời của tỉnh và hướng dẫn người nuôi tôm nuôi đúng quy trình, có hệ thống xả thải đảm bảo đạt yêu cầu. Nghiêm khắc xử lý các hộ nuôi xả thải thẳng ra môi trường mà không qua xử lý”.

Dự kiến, sau khi có sự thống nhất giữa Tổng cục Thủy sản và Tổng cục Lâm nghiệp, đoàn công tác sẽ gửi báo cáo lên Bộ NNPTNT để giải quyết dứt điểm vấn đề trên.

Có thể bạn quan tâm

Vinamilk dự kiến xây trang trại bò sữa lớn tại Lâm Đồng Vinamilk dự kiến xây trang trại bò sữa lớn tại Lâm Đồng

Vinamilk và tỉnh Lâm Đồng vừa có thỏa thuận hợp tác phát triển chăn nuôi bò sữa tại đây với 2 - 3 trang trại, quy mô đàn lên tới 10.000 con.

19/06/2015
Xuất khẩu mật ong sang thị trường Mỹ Xuất khẩu mật ong sang thị trường Mỹ

Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng, cho biết sản phẩm mật ong của Bảo Lộc hiện đã được xuất bán sang thị trường nước ngoài. Theo đó, Công ty TNHH Phong Sơn (Bảo Lộc) là đơn vị đầu tiên và duy nhất của tỉnh - tính đến thời điểm hiện tại xuất khẩu mật ong chúa sang thị trường Mỹ. Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu mật ong của công ty đạt hơn 1,6 triệu USD.

19/06/2015
160 triệu đồng quản lý chất lượng heo đực giống 160 triệu đồng quản lý chất lượng heo đực giống

Từ nay đến cuối năm, Chi cục Thú y tỉnh An Giang phối hợp Phòng Kinh tế, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Trạm Thú y 11 huyện, thị xã, thành phố quản lý chất lượng heo đực giống. Tổng kinh phí thực hiện kế hoạch 160 triệu đồng, từ nguồn phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản năm 2015.

19/06/2015
Giá gà tăng, heo ổn định Giá gà tăng, heo ổn định

Thông tin từ các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cho biết, do nguồn cung hạn chế đã khiến giá gà bán tại các trại chăn nuôi tăng khoảng 10 - 15% so với 2 tháng trước đó. Riêng gà ta bán tại trại cho thương lái đã tăng từ mức 60.000 đồng/kg lên 85.000 đồng/kg.

19/06/2015
Vươn lên từ mô hình chăn nuôi kết hợp Vươn lên từ mô hình chăn nuôi kết hợp

Những năm trước, gia đình bà Trần Thị Khiển ở phường Chánh Mỹ, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương thuộc diện hộ nghèo của phường. Được sự giúp đỡ của địa phương, giờ đây gia đình bà đã vươn lên thành hộ khá nhờ mô hình chăn nuôi kết hợp.

19/06/2015