Cho phép chuyển nhượng cá tra bố mẹ chọn giống đực bị thừa

Trong đó, nội dung quan trọng cần lưu ý là đối với các cơ sở tiếp nhận có số lượng cá tra đực nhiều hơn cá tra cái, cho phép các cơ sở chuyển nhượng cho các cơ sở khác còn thiếu.
Cho phép sử dụng cho sinh sản với đàn cá tra hiện tại của cơ sở dưới sự giám sát của cơ quan quản lý thủy sản địa phương để đảm bảo tỷ lệ nuôi vỗ cá đực/cá cái là 1,0:1,5 và tỷ lệ cho sinh sản cá đực/cá cái là 1:1.
Một cơ sở nuôi dưỡng cá tra bố mẹ ở ấp Bình, xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè.
Theo đó, nhằm cung cấp giống cá tra đảm bảo chất lượng phục vụ cho nhu cầu nuôi thương phẩm, Bộ NN&PTNT đã giao cho Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II thực hiện dự án chuyển giao công nghệ sản xuất giống cá tra có chất lượng di truyền cao về tính trạng tăng trưởng cho các tỉnh ĐBSCL.
Số lượng cá tra hậu bị đã cung cấp cho các cơ sở giai đoạn từ 2011 - 2012 là 101.000 con.
Đến nay, đàn cá tra bố mẹ chọn giống đã được đưa vào cho sinh sản và cho kết quả tốt.
Trong quá trình nuôi giữ và sản xuất, các cơ sở gặp phải một số vấn đề khó khăn như tỷ lệ cá đực nhiều hơn cá cái; do giá cá tra giống xuống thấp kéo dài một số cơ sở không đủ khả năng đầu tư nuôi giữ; một số cơ sở thất thoát đàn cá bố mẹ; đàn cá bố mẹ đến thời điểm thay thế…
Để quản lý khai thác có hiệu quả đàn cá tra bố mẹ chọn giống, Tổng cục Thủy sản đề nghị cơ quan chức năng địa phương tiếp tục quản lý tốt đàn cá tra bố mẹ vùng ĐBSCL theo Công văn 203/TCTS-NTTS.
Với các cơ sở tiếp nhận có số lượng cá tra đực nhiều hơn cá tra cái, cho phép các cơ sở chuyển nhượng cho các cơ sở khác còn thiếu hoặc sử dụng cho sinh sản với đàn cá tra hiện tại của cơ sở dưới sự giám sát của cơ quan quản lý thủy sản địa phương để đảm bảo tỷ lệ nuôi vỗ cá đực/cá cái là 1,0:1,5; tỷ lệ cho sinh sản cá đực/cá cái là 1:1.
Các cơ sở đã tiếp nhận đàn cá tra nhưng không đủ khả năng nuôi giữ, đề nghị Sở NN&PTNT cùng các đơn vị chức năng của địa phương hướng dẫn cơ sở chuyển nhượng cho các cơ sở khác lưu giữ đủ điều kiện tiếp nhận trên cơ sở 2 bên thỏa thuận chi phí quá trình nuôi giữ.
Một số nơi có đàn cá tra chọn giống bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh như Kiên Giang và một số địa phương khác, đề nghị Sở NN&PTNT và các đơn vị chức năng tiến hành xác định nguyên nhân cá chết và báo cáo chi tiết về Tổng cục Thủy sản để có hướng xử lý.
Theo quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9963:2004 về cá nước ngọt - cá tra - yêu cầu kỹ thuật thì cá bố mẹ được sử dụng từ 3 - 8 năm, vì vậy cá tra bố mẹ hết thời gian sử dụng hoặc không đảm bảo chất lượng cần phải loại bỏ, thay thế.
Và để chuẩn bị tốt nhất cho nhu cầu thay thế đàn cá tra bố mẹ, Tổng cục Thủy sản yêu cầu các địa phương vùng ĐBSCL thống kê chi tiết số lượng cá đực và cá cái của dòng hiện có gửi về Tổng cục Thủy sản để báo cáo lãnh đạo Bộ NN&PTNT.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm gần đây, tình hình dịch cúm gia cầm bùng phát nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về kinh tế và môi trường. Ba Tri là một trong những điểm nóng xảy ra dịch cúm của tỉnh Bến Tre.

Bước vào trại nuôi ếch của Nguyễn Thế Khoa (38 tuổi) ở ấp Tân Quới, xã Tân Hòa, TP.Vĩnh Long (Vĩnh Long) đã nghe dàn “đồng ca” miền quê vang um.

Trang trại trồng tiêu của ông Nguyễn Ngọc Ân (thôn Thạch Xuyên, Duy Thu, Duy Xuyên - Quảng Nam) không còn xa lạ với người dân nơi đây khi ông dám “liều” đưa cây tiêu về vùng đất mới…

Lâu nay, nông dân ở huyện Đồng Xuân (Phú Yên) trồng sắn theo phương thức quảng canh là chủ yếu nên năng suất thấp; đồng thời còn làm đất bị rửa trôi bạc màu, hoang hóa. Để sử dụng hợp lý tài nguyên đất canh tác sắn, Phòng NN-PTNT huyện Đồng Xuân phối hợp với Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ triển khai mô hình trồng đậu phộng xen sắn trên đất đồi liên tục qua 4 vụ, chẳng những đã khắc phục được những tồn tại trên mà còn cho hiệu quả kinh tế cao.

Tháng 5-2012, Trạm Khuyến nông huyện Krông Bông (Dak Lak) xây dựng mô hình nuôi cá diêu hồng thương phẩm tại một số hộ dân trên địa bàn huyện. Qua 7 tháng thực hiện, đến nay những mô hình này đã bước đầu có hiệu quả, mang lại thu nhập khá cho người nuôi.