Chợ Mới (An Giang) Sản Lượng Tiêu Thụ Khô Cá Lóc Giảm

Đó là nhận định của các cơ sở chế biến, sản xuất khô cá lóc ở huyện Chợ Mới (An Giang). Chị Kim Huê, chủ cơ sở sản xuất khô cá lóc Kim Huê (thị trấn Chợ Mới), cho biết: Khoảng nửa năm nay, cơ sở tiêu thụ bình quân 300 - 400kg khô/ngày, chỉ bằng 1/2 trước đây.
Bên cạnh đó, lợi nhuận của người sản xuất cũng giảm vì giá bán không tăng (từ 220 - 240.000 đồng/kg), nhưng giá cá nguyên liệu tăng khoảng 40.000 đồng/kg.
Nguyên nhân khô cá lóc tiêu thụ chậm, do nhiều hộ dân, bạn hàng cá tự làm khô bán lẻ (khoảng 120 - 140.000 đồng/kg) nên các cơ sở chế biến khô khó cạnh tranh. Tuy nhiên, chất lượng khô trôi nổi không được kiểm soát hoặc khô còn ướt (chỉ phơi 1 - 2 nắng).
Huyện Chợ Mới có 6 cơ sở sản xuất khô cá lóc quy mô lớn, như: Kim Huê, Kim Cúc, 6 Tâm, Nhựt Tâm… Bình quân các cơ sở tiêu thụ trên 2,6 tấn khô cá lóc/tháng. Thị trường tiêu thụ tại TP. Long Xuyên và các tỉnh ĐBSCL, TP. Hồ Chí Minh và cả Campuchia. Các cơ sở còn sản xuất thêm khô cá lìm kìm, chạch, sặc… để đa dạng sản phẩm
Có thể bạn quan tâm

Rau sắng là loài rau khá đặc biệt, từ khi trồng đến lúc cho thu hoạch đầu tiên phải mất từ ba đến năm năm và sau mười năm mới được thu hoạch với số lượng lớn. Rau sắng thường mọc trong rừng sâu, trên những vách núi cao. Những cây mọc trên vách núi cao thì tuổi đời cây càng cao, chất lượng rau càng ngon ngọt lạ thường.

Vài tuần trở lại đây, các loại trái cây trên địa bàn huyện Chợ Lách (Bến Tre) được giá, riêng chôm chôm thì giá cao gấp 3, 4 lần so với thời điểm này năm trước.

Mô hình cánh đồng năng suất - chất lượng cao đã được nhiều nơi tại Đồng Nai nhân rộng nhờ những lợi thế, như: tiết kiệm chi phí sản xuất; kiểm soát, quản lý tốt dịch bệnh; tăng năng suất, chất lượng…

Dừng chân bất kỳ chỗ nào trên Tỉnh lộ 178 chạy qua lưng Đèo Gió, ai cũng có chung cảm nhận: Mát mẻ, thiên nhiên hùng vĩ. Chỉ cần bước chân vào rừng vài trăm mét sẽ thấy bạt ngàn rừng, bạt ngàn thảo quả xanh tốt, quả non đắp đầy gốc cây trải rộng trong đại ngàn rừng xanh.

Sau một thời gian dài bị “thất sủng”, đặc sản bưởi Năm Roi Mỹ Hòa (thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) vừa được tái công nhận đạt tiêu chuẩn Global GAP.