Chợ Mới (An Giang) Sản Lượng Tiêu Thụ Khô Cá Lóc Giảm

Đó là nhận định của các cơ sở chế biến, sản xuất khô cá lóc ở huyện Chợ Mới (An Giang). Chị Kim Huê, chủ cơ sở sản xuất khô cá lóc Kim Huê (thị trấn Chợ Mới), cho biết: Khoảng nửa năm nay, cơ sở tiêu thụ bình quân 300 - 400kg khô/ngày, chỉ bằng 1/2 trước đây.
Bên cạnh đó, lợi nhuận của người sản xuất cũng giảm vì giá bán không tăng (từ 220 - 240.000 đồng/kg), nhưng giá cá nguyên liệu tăng khoảng 40.000 đồng/kg.
Nguyên nhân khô cá lóc tiêu thụ chậm, do nhiều hộ dân, bạn hàng cá tự làm khô bán lẻ (khoảng 120 - 140.000 đồng/kg) nên các cơ sở chế biến khô khó cạnh tranh. Tuy nhiên, chất lượng khô trôi nổi không được kiểm soát hoặc khô còn ướt (chỉ phơi 1 - 2 nắng).
Huyện Chợ Mới có 6 cơ sở sản xuất khô cá lóc quy mô lớn, như: Kim Huê, Kim Cúc, 6 Tâm, Nhựt Tâm… Bình quân các cơ sở tiêu thụ trên 2,6 tấn khô cá lóc/tháng. Thị trường tiêu thụ tại TP. Long Xuyên và các tỉnh ĐBSCL, TP. Hồ Chí Minh và cả Campuchia. Các cơ sở còn sản xuất thêm khô cá lìm kìm, chạch, sặc… để đa dạng sản phẩm
Có thể bạn quan tâm

“Từ gần 10 năm nay, bên cạnh nghề trồng rau, hoa, nuôi cá ở xã San Thàng (thành phố Lai Châu) đã trở thành một nghề. Với diện tích 65,27ha mặt nước, nhiều gia đình đã trở thành hộ khá, giàu từ phát triển kinh tế thủy sản” - chị Lò Thị Thìn, cán bộ Trạm Khuyến nông xã San Thàng cho biết.

Ông Trương Hữu Thông – Chủ tịch Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận cho biết: “Hiện nay, do giải quyết “bài toán” quy hoạch vùng nuôi tôm giống còn dang dở khiến cho các doanh nghiệp vùng tôm danh tiếng ở Tuy Phong đang đối mặt với nhiều khó khăn, vướng mắc”.

Nghề nuôi và khai thác nghêu ở các bãi bồi ven biển là nguồn sinh kế quan trọng đối với cộng đồng dân cư ven biển. Đó là thông tin tại hội thảo “Mối liên hệ giữa rừng ngập mặn và nguồn lợi nghêu”, do Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) thông qua Sáng kiến rừng ngập mặn cho tương lai (MFF) phối hợp cùng Viện Sinh học nhiệt đới (ITB) vừa tổ chức tại TP HCM.

Là loài cá nước mặn, sinh trưởng trong môi trường tự nhiên, nhưng cá bống bớp đã “bén duyên” và gắn bó trong “ao nhà” ở vùng đất Nghĩa Hưng (Nam Định) từ hơn 20 năm trước, khi những ngư dân bắt được cá bé sau mỗi chuyến ra khơi đã gom góp lại nuôi trong ao.

Sản lượng tôm của Trung Quốc và Thái Lan giảm mạnh do ảnh hưởng của Hội chứng tôm chết sớm (EMS) là nguyên nhân chính dẫn tới NK tôm từ 2 nước này giảm sút. Theo đó, các nguồn cung khác như Việt Nam, Ấn Độ hay Indonesia tận dụng cơ hội này mở rộng thị trường. NK tôm Indonesia vào Hàn Quốc trong 9 tháng đầu năm nay tăng tới 311,7%.