Chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp

Luật sư Nguyễn Hồng Bách (Công ty Luật Hồng Bách) trả lời:
Ngày 14.11.2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 68/2013/QĐ-TTg nhằm hỗ trợ tổn thất trong nông nghiệp. Đối tượng hỗ trợ là các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân. Chính sách hỗ trợ gồm 2 nhóm với mức hỗ trợ khác nhau:
Nhóm 1 (Điều 1): Ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất vốn vay thương mại đối với các khoản vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn để mua máy, thiết bị nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp với điều kiện (khoản 3, Điều 1):
Các hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân phải được UBND cấp xã xác nhận là đối tượng trực tiếp sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, đánh bắt, chế biến nông sản, thủy sản; dịch vụ cơ giới nông nghiệp; các doanh nghiệp có ký kết thực hiện hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản, dịch vụ cơ giới hóa với tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc nông dân; các loại máy, thiết bị phải là máy, thiết bị mới, chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Mức vay (khoản 4, Điều 1) tối đa để mua các loại máy, thiết bị này bằng 100% giá trị hàng hóa; hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay trong 2 năm đầu, 50% trong năm thứ 3.
Nhóm 2 (Điều 2): Ngân sách nhà nước hỗ trợ phần chênh lệch giữa lãi suất thương mại đối với các khoản vay dài hạn, trung hạn và lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để thực hiện các dự án đầu tư dây chuyền máy, thiết bị giảm tổn thất trong nông nghiệp (bao gồm cả nhà xưởng); các dự án chế tạo máy, thiết bị sản xuất nông nghiệp.
Mức vay (khoản 4, Điều 2) tối đa bằng 70% giá trị của dự án.
Lưu ý, chỉ có các loại máy, thiết bị và dự án nằm trong danh mục quy định tại khoản 2, Điều 1 và khoản 2, Điều 2 của quyết định này mới được Nhà nước hỗ trợ. Hệ thống thiết bị tưới tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp nằm trong danh mục này (điểm b, khoản 2, Điều 1), tuy nhiên hệ thống thiết bị đó lại phải có trong danh mục ban hành kèm theo Thông tư 08/2014/TT-BNNPTNT thì mới được Nhà nước hỗ trợ theo quy định tại nhóm 1 nêu trên.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 30-12, ông Nguyễn Văn Lừng - Phó Tổng Giám đốc thường trực Công ty cổ phần Mía đường - Nhiệt điện Gia Lai xác nhận trong hai ngày (28 và 29-12) đã xảy ra hai vụ cháy ruộng mía thiêu rụi hơn 40 ha tại xã Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai).

Tại Gia Lai, tình trạng hồ tiêu bị chết nhanh, chết chậm cũng khá phổ biến với 380.827 trụ tiêu bị bệnh chết nhanh, 9.215,6 ha bị bệnh chết chậm ở Chư Prong, Đức Cơ, Ia Grai, Chư Sê… Bình Phước có 295 ha bị bệnh chết nhanh, 121 ha bị bệnh chết chậm...

Năm nay, sản lượng cam của xã ước đạt trên 900 tấn, cho hiệu quả kinh tế hơn 50 tỷ đồng. Sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học & Công nghệ", cấp Bằng công nhận tập thể "Cam đường Kim An", giá trị hàng hóa của sản phẩm cam Kim An sẽ tiếp tục được nâng cao, tạo đầu ra ổn định và tăng thu nhập cho nông dân.

Nhận thấy thế mạnh từ loại cây ăn quả này, xã Đồng Liên đang từng bước tạo điều kiện để người dân mở rộng diện tích trồng cây, đồng thời đề nghị với Sở Khoa học - Công nghệ giúp đỡ phát triển thương hiệu táo Xuân 21 trên địa bàn. Trước mắt, cây táo Xuân 21 sẽ là một trong những thế mạnh để xã Đồng Liên thực hiện Đề án phát triển sản xuất theo Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Về xã Tân Bình (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) dịp này, ngoài gạo sạch còn nghe người dân bàn chuyện làm bưởi sạch. Làm bưởi sạch có 4 điểm lợi cùng lúc: giảm được nhiều chi phí mua thuốc trừ sâu, giảm công phun xịt, bớt ô nhiễm môi trường và người tiêu dùng yên tâm.