Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp

Chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp
Ngày đăng: 14/09/2015

Luật sư Nguyễn Hồng Bách (Công ty Luật Hồng Bách) trả lời:

Ngày 14.11.2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định  68/2013/QĐ-TTg nhằm hỗ trợ tổn thất trong nông nghiệp. Đối tượng hỗ trợ là các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân. Chính sách hỗ trợ gồm 2 nhóm với mức hỗ trợ khác nhau:

Nhóm 1 (Điều 1): Ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất vốn vay thương mại đối với các khoản vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn để mua máy, thiết bị nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp với điều kiện (khoản 3, Điều 1):

Các hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân phải được UBND cấp xã xác nhận là đối tượng trực tiếp sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, đánh bắt, chế biến nông sản, thủy sản; dịch vụ cơ giới nông nghiệp; các doanh nghiệp có ký kết thực hiện hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản, dịch vụ cơ giới hóa với tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc nông dân; các loại máy, thiết bị phải là máy, thiết bị mới, chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Mức vay (khoản 4, Điều 1) tối đa để mua các loại máy, thiết bị này bằng 100% giá trị hàng hóa; hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay trong 2 năm đầu, 50% trong năm thứ 3.

Nhóm 2 (Điều 2): Ngân sách nhà nước hỗ trợ phần chênh lệch giữa lãi suất thương mại đối với các khoản vay dài hạn, trung hạn và lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để thực hiện các dự án đầu tư dây chuyền máy, thiết bị giảm tổn thất trong nông nghiệp (bao gồm cả nhà xưởng); các dự án chế tạo máy, thiết bị sản xuất nông nghiệp. 

Mức vay (khoản 4, Điều 2) tối đa bằng 70% giá trị của dự án.

Lưu ý, chỉ có các loại máy, thiết bị và dự án nằm trong danh mục quy định tại khoản 2, Điều 1 và khoản 2, Điều 2 của quyết định này mới được Nhà nước hỗ trợ. Hệ thống thiết bị tưới tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp nằm trong danh mục này (điểm b, khoản 2, Điều 1), tuy nhiên hệ thống thiết bị đó lại phải có trong danh mục ban hành kèm theo Thông tư 08/2014/TT-BNNPTNT thì mới được Nhà nước hỗ trợ theo quy định tại nhóm 1 nêu trên.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi lươn không bùn: Đầu tư ít, hiệu quả cao, mỗi năm thu 100 triệu Nuôi lươn không bùn: Đầu tư ít, hiệu quả cao, mỗi năm thu 100 triệu

Nhu cầu tiêu thụ lươn trên thị trường ngày càng cao, giá bán cao và khá ổn định ở mức 150 - 200 nghìn đồng/kg nên hiện có nhiều gia đình chuyển sang nuôi lươn

23/12/2016
"Hốt bạc" nhờ trồng hoa ly

Ông nhẩm tính, cứ đà này, hoa ly sẽ nở đúng dịp Tết, nếu giá hoa như năm ngoái thì vợ chồng ông cũng bỏ túi khoảng 100 triệu đồng sau khi trừ chi phí giống

23/12/2016
Trở thành triệu phú nhờ nghề trồng nấm Trở thành triệu phú nhờ nghề trồng nấm

ông Phạm Văn Mỹ phát triển nghề trồng nấm mang lại hiệu quả kinh tế cao, mỗi năm ông thu lãi hàng trăm triệu đồng, tạo công việc ổn định cho nhiều lao động

24/12/2016
Ương cá giống dễ làm, lãi cao, dễ dàng bỏ túi tiền tỷ mỗi năm Ương cá giống dễ làm, lãi cao, dễ dàng bỏ túi tiền tỷ mỗi năm

Trên tích đất lúa kém hiệu quả, ông Nguyễn Văn Khôi đã mạnh dạn chuyển đổi thành ao hồ nuôi cá giống, cho thu nhập gần 2 tỷ đồng/năm

26/12/2016
Trồng cói trên cánh đồng nhiễm phèn, thu trăm triệu Trồng cói trên cánh đồng nhiễm phèn, thu trăm triệu

Ngoài mô hình trồng cói, ông còn kết hợp trồng mì (sắn), chuối và nuôi cá… cho thu nhập gần 100 triệu đồng mỗi năm.

27/12/2016