Chính phủ đồng ý sửa đổi nghị định cá tra

Công văn số 7678/VPCP- KTN của Văn phòng Chính phủ lưu ý trong quá trình soạn thảo nghị định sửa đổi nghị định 36/2014/NĐ- CP của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì nghiên cứu, tổng hợp, tiếp thu ý kiến của các bộ, ban, ngành, các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của nghị định 36.
Theo công văn này, cần tập trung vào các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp khi thực hiện nghị định 36; sự cần thiết phải áp dụng tiêu chuẩn VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) hoặc các chứng chỉ quốc tế được pháp luật Việt Nam công nhận;
Cân nhắc việc thay thế quy định về hàm ẩm (hàm lượng nước) tối đa và tỷ lệ mạ băng bằng cơ chế doanh nghiệp tự công khai thông tin về thành phần, chất lượng sản phẩm và xem xét việc tiếp tục áp dụng thủ tục đăng ký, xác nhận hợp đồng xuất khẩu cá tra.
Trao đổi với TBKTSG Online bên lề diễn đàn “Thúc đẩy thực hành trách nhiệm xã hội trong ngành thủy sản Việt Nam” được tổ chức tại thành phố Cần Thơ hôm 2-10, ông Phạm Khánh Ly, Phó vụ trưởng Vụ nuôi trồng thủy sản, cho biết về nguyên tắc Chính phủ đã đồng ý sửa đổi, bổ sung một số nội dung của nghị định 36 về cá tra và giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thực hiện.
Tuy nhiên, theo ông Ly, trước khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ ký, các Bộ, ban ngành có liên quan còn phải tiếp tục họp, cho ý kiến sửa đổi như thế nào để có sự phù hợp nhất, đảm bảo ngành cá tra phát triển bền vững.
Theo tìm hiểu của TBKTSG Online, trước đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất với Chính phủ giữ nguyên quy định mạ băng và hàm ẩm như quy định hiện hành của nghị định 36, tức không vượt quá 83% về hàm ẩm và không vượt quá 10% về mạ băng, nhưng việc thực hiện phải có lộ trình.
Theo đề nghị này, áp dụng mạ băng tối đa 20% và hạm ẩm tối đa 86% cho đến ngày 31-12-2018 và từ ngày 1-1-2019 mới chính thức áp dụng mạ băng không quá 10% và hàm ẩm không vượt quá 83%.
Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề xuất Chính phủ lùi thời hạn để các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm phải áp dụng và được chứng nhận VietGap hoặc các chứng nhận quốc tế tương đương đến ngày 31-12-2016, thay vì là 31-12-2015.
Bên cạnh đó, đơn vị này cũng đề xuất sửa đổi việc đăng ký hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá tra không phải là điều kiện để cơ quan Hải quan chấp nhận thông quan (hiện quy định này là điều kiện để cơ quan Hải quan quyết định cho thông quan) và bỏ thu phí của doanh nghiệp khi đăng ký hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá tra.
Có thể bạn quan tâm

Các nhà vườn trồng bưởi ở Tân Triều (xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) cho biết, bưởi Tân Triều hiện tại đang có giá khá cao, khoảng 600 ngàn đồng/chục bưởi đẹp.

Cây táo Thái Lan đang được người dân của xã Hát Lót (Mai Sơn - Sơn La) lựa chọn trồng thay thế cho một số cây trồng kém hiệu quả. Cây táo không chỉ giúp người dân giảm nghèo, cải thiện đời sống, mà còn trở thành cây mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ dân nơi đây.

Đặc sản chính hiệu của Đà Lạt không nhiều nhưng trên thị trường đâu đâu cũng thấy bán đặc sản của TP này.

Đời sống của nông dân Hậu Giang cải thiện đáng kể nhờ nguồn thu nhập từ 35 triệu đồng - hơn 100 triệu đồng/ha mía.

Một số thực trạng đáng lo ngại của ngành cà phê Việt Nam là Vườn cây già cỗi dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp; thời tiết bất lợi, dịch bệnh đe dọa ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng; giá cả phập phù...