Chim Trĩ Đỏ Con Nuôi Mới Ở Đức Linh

Trung tâm Thông tin & Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ Bình Thuận phối hợp Phòng Kinh tế huyện Đức Linh cùng thực hiện đề tài “Xây dựng mô hình nuôi chim trĩ đỏ” tại thị trấn Đức Tài…
Kể từ đầu năm 2014, mô hình triển khai tại hộ bà Võ Thị Diễm Phương - thôn 6, khu phố 6, thị trấn Đức Tài. 12 con chim trĩ đỏ giống một năm tuổi (gồm 8 con mái và 4 con trống) mua tại TP. Phan Thiết.
Vừa qua, mô hình nuôi chim trĩ đỏ được Trung tâm Thông tin & Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phối hợp Phòng Kinh tế huyện Đức Linh tổ chức hội thảo, nghiệm thu. Qua ghi nhận ý kiến của chủ hộ tham gia và đại diện đơn vị chức năng, đây là mô hình chăn nuôi hiệu quả.
Chim trĩ đỏ được xem là đối tượng nuôi có khả năng dễ thích ứng, lớn nhanh và kháng bệnh. Thông thường sau 8 tháng chim trĩ mái bắt đầu đẻ trứng trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 9 hàng năm, mỗi con mái trưởng thành có thể đẻ khoảng 90 - 100 trứng/năm…
Thế nhưng vì là con nuôi mới đối với người dân nên trong quá trình thực hiện mô hình không tránh khỏi những phát sinh mà hộ dân tham gia chưa lường. Tình trạng chim trĩ không đẻ trứng vào ổ và thường mổ bể làm thất thoát sản lượng, việc đưa trứng vào máy ấp không tập trung dẫn đến kết quả nở con hạn chế. Dẫn chứng trong 8 tháng qua, số lượng trứng mà mô hình thu được là 780 trứng nhưng có đến 330 trứng bị hư.
Cùng thời gian, mô hình đã thử nghiệm đem ấp 85 trứng, kết quả nở được 45 chim con. Theo hiệu quả của mô hình, nếu nuôi chim trĩ chỉ lấy trứng để bán (khoảng 30.000 đồng/ trứng) sẽ cho thu nhập gần 1,8 triệu đồng/tháng, còn ấp bán con giống (120.000 đồng/con) chắc chắn lợi nhuận tăng cao hơn.
Hiệu quả kinh tế trong năm đầu dù chưa như mong đợi, song đề tài đã đạt mục tiêu đề ra là xây dựng mô hình nuôi chim trĩ đỏ nhằm đa dạng hóa vật nuôi, tăng thu nhập cho người chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Do những diễn biến phức tạp của thời tiết, thời gian qua một số sâu bệnh đã bùng phát trên cây cao su gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho người dân. Đặc biệt, tại ấp Thạch Màng, xã Tân Lợi (Đồng Phú - Bình Phước) có hơn 40 ha cây cao su của nhiều hộ dân bị nhiễm nặng.

Những ngày này, ở các tỉnh ĐBSCL đang vào vụ thu hoạch xoài, nhưng giá xoài rớt thê thảm, nhiều nơi thương lái bỏ cọc không thu mua, nông dân đang tìm mọi cách để gỡ tiền phân thuốc, tránh một vụ xoài trắng tay.

Toàn tỉnh Tiền Giang hiện có hơn 3.000 ha đất trồng chanh với nhiều loại giống khác nhau, tập trung nhiều tại các huyện Cái Bè, Cai Lậy….

Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam (VAAS) đang phối hợp Trung tâm Sinh học nông nghiệp quốc tế (CABI) tổ chức triển khai mở rộng xây dựng Dự án “Bệnh viện cây trồng”. Với các “bệnh viện” này, người nông dân đã có nơi để đưa cây trồng đến khám, chữa bệnh.

Từ giã đời binh nghiệp với Huy chương Chiến công Hạng 3, trở về quê nhà thừa hưởng 10 công đất cha mẹ để lại, anh đã thực hiện mô hình nuôi heo rừng, đào ao nuôi cá, nuôi gà, vịt, đạt thành tích nông dân (ND) SXKD giỏi.