Chim Két Tàn Phá Bắp Ở Gia Lai

Trên địa bàn các huyện phía Tây Gia Lai, thời điểm trung tuần tháng 8, bà con nông dân bước vào mùa vụ thu hoạch bắp 2014, cũng là lúc chim két kéo về phá hoại các rẫy bắp. Chim két đậu kín trên diện tích hàng trăm ha bắp, khiến nông dân rất vất vả đối phó.
Nhiều hộ mang quần áo cũ tạo dáng hình người đứng giương cung tên bắn lên trời, hoặc trùm bao bì lên cây bắp… nhưng cũng không có tác dụng.
Hiện trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang vào cao điểm mùa mưa, kéo dài từ ngày này sang ngày khác. Bắp để ngoài đồng thì bị chim két phá, nông dân thu hoạch về nhà không phơi được, khiến những ngày qua hàng trăm tấn bắp bị thối mốc, ảnh hưởng lớn đến thu nhập của bà con nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng dự báo trong tháng 3/2013 với nhiệt độ ban ngày cao, ban đêm xuống thấp, ẩm độ cao... sẽ dễ xuất hiện bệnh rụng lá và bệnh phấn trắng trên hầu hết diện tích cao su của tỉnh Lâm Đồng và có nguy cơ phát triển thành dịch. “Thủ phạm” chính gây bệnh được xác định là do nấm Oidium Haver Hypomyces.

Trước nguy cơ cây xạ đen bị khai thác cạn kiệt ở những khu rừng già, trong xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sau nhiều năm canh tác trên các thửa ruộng khô nước, ông Sơn quyết định làm lễ "kết duyên" cây xạ đen với mảnh đất quê mình.

Nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển chăn nuôi con đặc sản, năm 2012, Trung tâm Khuyến nông TP.Hà Nội triển khai thí điểm mô hình nuôi chim trĩ đỏ khoang cổ trên địa bàn huyện Đan Phượng.

Trạm Bảo vệ thực vật Tp. Phan Thiết vừa tổ chức lớp tập huấn về phòng trừ ruồi đục trên quả thanh long cho 50 nông dân trên địa bàn xã Tiến Lợi, Tp. Phan Thiết.

Từ một dòng sông xanh trong, tàu bè tấp nập qua lại, trên sông còn có nhiều hộ nuôi cá bè quy mô lớn. Đến nay, sông Vàm Cỏ Đông, đoạn chảy qua ấp Phước Trung, xã Phước Vinh, huyện Châu Thành (Tây Ninh) chỉ còn những đám lục bình trôi lấp mặt sông, với lác đác vài chiếc lồng nuôi cá vắng người chăm sóc.