Chiêm ngưỡng lò luyện gà quý nghìn đô lớn nhất miền Bắc

Tốt nghiệp đại học, từng làm công nghệ thông tin cho một công ty có tiếng trong TP.Hồ Chí Minh, nhưng máu mê gà dường như đã thôi thúc Nam bỏ nghề, theo nghiệp gà.
Chỉ sau gần 7 năm đến giờ, vợ chồng Nam đã nhân nuôi và sở hữu trên 300 gà. Trong đó, có nhiều gà được Nam luyện trở thành hàng độc có “một không hai” ở Việt Nam trị giá hàng chục triệu đồng.
Anh Nam cũng cho biết, mỗi năm anh bán xuất ra thị trường hàng nghìn gà giống và gà trưởng thành, có doanh thu ít nhất cũng lên đến tiền tỷ, trong đó có nhiều hàng độc, quý hiếm.
Cận cảnh chú gà “độc” chuối trắng (hơn 1 năm tuổi) đạt nhiều giải thưởng trong các cuộc thi gà ở Hà Nội và Hải Phòng, được nhiều đại gia trả hàng chục triệu đồng nhưng anh Nam chưa bán.
Anh Nam cho biết: Gà Tân Châu thuần chủng đắt ở điểm có lông cổ, đuôi, cánh dài, cân nặng dưới 1,4kg/con.
Thức ăn của gà chủ yếu là cám viên công nghiệp, tuy nhiên, để luyện được gà đẹp, anh Nam thường xuyên cho gà ăn rau xanh và một số chất dinh dưỡng khác.
Chú gà “cưng” chuối trắng dâu của anh Nam đã được nhiều dân chơi trả giá gần 10 triệu đồng.
Trại gà của anh Nam chỉ rộng khoảng chừng trên 100m2, nhưng lại được biết đến là lò gà Tân Châu lớn nhất miền Bắc.
Cận cảnh một gà Tân Châu quý có giá trên 10 triệu đồng trong trại của anh Nam.
Đặc điểm dễ nhận biết của gà Tân Châu thuần chủng là mào trích.
Và chân gà vuông, con nhiều tuổi có cựa và móng dài.
Để đảm bảo chất lượng gà và tỷ lệ trứng nở nhiều, anh Nam đã đầu tư mua máy ấp về để nhân giống gà.
Gà Tân Châu mới bóc trứng đã có giá hàng trăm nghìn đồng/con.
Để đảm bảo môi trường, anh Nam đã dùng mùn cưa để xử lý phân thải của gà.
Anh Nam đang trao đổi giá gà với khách mua
. “Với chú gà Tân Châu màu khét sữa quý này tôi đang sở hữu được nhiều dân chơi trả giá trên 50 triệu đồng nhưng tôi chưa muốn bán đấy” – anh Nam chia sẻ.
Với gần 7 năm nuôi và luyện gà Tân Châu, anh Nam đã nhận được nhiều giải thưởng, bằng khen trong các cuộc thi gà lớn trong cả nước.
Có thể bạn quan tâm

Trong tháng 1, thời tiết tương đối thuận lợi cho hoạt động khai thác hải sản, ngư dân mạnh dạn đầu tư ngư lưới cụ và máy có công suất lớn, các đội tàu đánh bắt xa bờ tích cực ra khơi và có những chuyến ra khơi đánh bắt được mùa bội thu. Sản lượng khai thác biển trong tháng 1 ước đạt 16.000 tấn, tăng 18,52% so với cùng kỳ.

Tổng sản lượng thủy sản 177.900 tấn (đạt 103,06% kế hoạch), tăng 23.368 tấn so với năm 2013, trong đó, sản lượng nuôi 99.550 tấn, tăng 18.284 tấn (đạt 102,79% kế hoạch), sản lượng khai thác 78.390 tấn, tăng 5.083 tấn (đạt 103,42% kế hoạch). Đây là điều kiện thuận lợi để năm 2015 tiếp tục phát huy kết quả đạt được và tận dụng, khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế biển.

Qua trao đổi với anh Thường cùng một số hộ nuôi cá lồng và làm việc với ông Trương Mai Chưng, Chủ tịch UBND xã Lương Ngoại, tất cả đều khẳng định: Với nguồn lợi sinh thủy từ nguồn nước do Nhà máy Thủy điện Bá Thước 2 mang lại; trong vùng lại sẵn có luồng để làm lồng; thức ăn cho cá không phải mua; chỉ “lấy công làm lãi”, nhưng công cũng không nhiều.

Qua nhiều năm thất bại với con tôm thẻ chân trắng do ảnh hưởng của dịch bệnh, ông Phạm Văn Tánh, ấp Thanh Nhung I, xã Phước Trung, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) đã thử nghiệm mô hình nuôi tôm sú kết hợp với tôm thẻ chân trắng và mô hình này đã phát triển tốt, thoát được dịch bệnh, lợi nhuận đạt được khá cao ngay trong vụ nuôi đầu tiên.

Theo ông Thanh, hiện nay bò là loài vật dễ nuôi, ít dịch bệnh, giá cả tương đối ổn định nên ít gây tổn thất về kinh tế cho người chăn nuôi. Các giống bò được nuôi phổ biến ở Tư Nghĩa trong những năm qua chủ yếu là bò vàng địa phương, bò lai sind và bò lai Zêbu. Trong đó, giống bò lai sind đã được người dân lựa chọn nuôi ngày một nhiều với quy mô hộ gia đình, trang trại, chăn nuôi tập trung theo kiểu bán công nghiệp.