Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chia tiêu giống miễn phí cho nhiều người để chống trộm

Chia tiêu giống miễn phí cho nhiều người để chống trộm
Ngày đăng: 11/09/2015

Từng ăn nên làm ra với một xưởng cơ khí lớn nhất nhì trong vùng, nhưng ông Ngô Văn Tiên ở thôn 4, xã Nam Yang, huyện Đăk Đoa (Gia Lai) lại quyết định rẽ sang nghề trồng hồ tiêu.

Ông Ngô Văn Tiên bên vườn hồ tiêu của mình.

Dù đã có hơn 4ha cà phê, lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Tiên vẫn quyết định “dấn thân” với cây hồ tiêu. Ông kể: “Vì trước đó ở huyện Đăk Đoa chưa ai trồng thành công nên tôi gặp không ít khó khăn trong việc tiếp cận loại cây trồng hoàn toàn mới này. Tôi còn cảm thấy bị áp lực vì sợ nếu thất bại, bà con sẽ nản chí không ai dám trồng tiêu nữa...”.

Để tránh đi vào vết xe đổ của nhiều người trước đó, ông Tiên đã tìm đến tận Chư Sê - thủ phủ của cây hồ tiêu, để tham quan các mô hình trang trại, học hỏi kinh nghiệm, qua đó ông rút ra được kết luận- với nghề trồng hồ tiêu, điều quan trọng hàng đầu là giống…

Sau khi tìm mua được giống tiêu ưng ý, ông đã cải tạo, tăng chất dinh dưỡng và phòng chống các bệnh dịch trên đất, rồi mới chính thức trồng thí điểm 1.200 trụ tiêu… và trở thành người đầu tiên trồng thành công cây hồ tiêu trên vùng Đăk Đoa, được rất nhiều người đến học hỏi kinh nghiệm và mua cây giống.

Để kiểm soát và hạn chế bệnh dịch, ông còn khoanh vùng cây bệnh trong đường kính 15m để kịp thời xử lý.

Do tình trạng thường xuyên bị mất trộm tiêu giống và tiêu thành phẩm, trong khi thuê nhân công canh giữ khá tốn kém, ông Tiên quyết định chia giống cây miễn phí cho mọi người trồng tiêu trong vùng, với ý định “một mũi tên trúng được hai đích”- vừa dứt điểm được nạn trộm cắp; vừa tạo cho bà con ai cũng có được nguồn giống chuẩn, sạch bệnh để nhân rộng vườn tiêu…

 Khác với nhiều hộ trồng tiêu khác trên địa bàn, thấy tiêu được giá thì liên tục vay vốn để mở rộng quy mô, ông Tiên đã chọn con đường an toàn hơn- mở rộng quy mô nhưng trong tầm kiểm soát. Nhờ vậy mà mô hình trồng hồ tiêu của ông ngày càng bền vững, trở thành một trang trại điển hình trong vùng… Dù hiện tại có trong tay hơn 4ha cà phê, 10 nghìn trụ tiêu; thu nhập bình quân 4 - 5 tỷ đồng/năm nhưng ông Tiên vẫn ngày ngày làm việc…

Lý lẽ của ông là: “Tôi chỉ là một anh nông dân bình thường, may mắn gặp thời mà có của ăn của để. Dù có trong tay tiền tỷ đi chăng nữa cũng cần phải làm việc – bởi nếu không có sự cầu tiến và chăm chỉ trong công việc thì ranh giới của kẻ giàu và người nghèo là rất mong manh…”.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Trồng Nấm Ứng Dụng Công Nghệ Cao Ở Xã Vĩnh Trạch (An Giang) Mô Hình Trồng Nấm Ứng Dụng Công Nghệ Cao Ở Xã Vĩnh Trạch (An Giang)

Ông Nguyễn Thanh Tùng ngụ ấp Trung Bình 2, xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn cho biết: Gia đình ông chủ yếu là sản xuất lúa, nhưng do lúa thời gian gần đây xảy ra dịch bệnh nhiều, ảnh hưởng của thời tiết nên năng suất lúa thường đạt thấp, giá cả lại bấp bên nên ông muốn tìm mô hình mới đưa vào sản xuất để góp phần cải thiện cuộc sống gia đình.

29/12/2014
Cánh Đồng Mẫu Dưa Bao Tử Lãi Gần 150 Triệu Đồng/ha/vụ Cánh Đồng Mẫu Dưa Bao Tử Lãi Gần 150 Triệu Đồng/ha/vụ

UBND huyện hỗ trợ 50 nghìn đồng/sào để tập huấn quy trình kỹ thuật chăm sóc và mua giống. Diện tích dưa sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất ước đạt 1 tấn/sào. Công ty Xuất nhập khẩu nông sản Hải Dương ký kết bao tiêu sản phẩm với giá 6,5 nghìn đồng/kg, trừ chi phí nông dân ước thu lãi gần 150 triệu đồng/ha/vụ.

29/12/2014
Vân Canh (Bình Định) Nghiệm Thu Mô Hình Trồng Cây Sa Nhân Dưới Tán Rừng Vân Canh (Bình Định) Nghiệm Thu Mô Hình Trồng Cây Sa Nhân Dưới Tán Rừng

Được biết, mô hình này triển khai 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, bắt đầu trồng từ tháng 10.2014, với số lượng 2.000 cây, trên diện tích 0,5ha; giai đoạn 2 sẽ trồng tiếp 0,5 ha trong năm 2015. Sau khi trồng thí điểm thành công, Ban Quản lý rừng phòng hộ sẽ tiến hành chuyển giao kỹ thuật, mở rộng diện tích giúp người dân phát triển kinh tế gia đình và tham gia bảo vệ rừng.

29/12/2014
Để Chè Shan Tuyết Nghệ An Để Chè Shan Tuyết Nghệ An "Vươn Xa"

Với khoảng thời gian hơn 10 năm, cây chè Shan tuyết khẳng định ưu thế trên vùng đất Huồi Tụ và Mường Lống của huyện biên giới Kỳ sơn. Sản phẩm chè Shan tuyết ở Nghệ An đã được người tiêu dùng biết đến. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, cần tăng cường công tác chế biến và quảng bá cho thương hiệu vươn xa hơn…

29/12/2014
Lấp Vò (Đồng Tháp) Vào Mùa Thu Hoạch Rộ Khoai Môn Và Kiệu Lấp Vò (Đồng Tháp) Vào Mùa Thu Hoạch Rộ Khoai Môn Và Kiệu

Hiện tại, bà con vùng màu của huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) đang vào mùa thu hoạch rộ khoai môn và củ kiệu. Theo phản ánh của bà con nông dân, do năm nay thời tiết không thuận lợi nên năng suất của kiệu và khoai môn giảm trung bình từ 20 – 30% so với cùng kỳ năm trước.

29/12/2014