Tổn Thất Sau Thu Hoạch Lúa 635 Triệu USD/năm

- Đây là thông tin chính thức được đưa ra tại Hội thảo về bảo quản lúa gạo cho ĐBSCL diễn ra tại TP Cần Thơ ngày 30-6.
Tiến sĩ Phạm Văn Tấn (Phó giám đốc Phân viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch, Bộ NN-PTNT) cho biết: “Tổn thất sau thu hoạch lúa gạo tại ĐBSCL hiện nay vẫn còn khá cao, 13,7%, tương đương thiệt hại 635 triệu USD/năm. Trong số này, chiếm cao nhất là khâu phơi sấy mất 4,2%, thu hoạch 3%, xay xát 3%, bảo quản 2,6%, vận chuyển 0,9%. Nếu như tất cả các khâu thu hoạch đều có khiếm khuyết thì tổn thất có thể lên đến 20,6%. Ngoài ra, tổn thất các phụ phẩm khác của lúa gạo cũng lên đến 50%. Các mất mát về chất cũng rất lớn, chưa được xem xét hết. Cụ thể như chất lượng, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam thuộc cấp thấp chiếm đa số, giá bán thường thấp hơn gạo của Thái Lan và Mỹ từ 80 - 100 USD/tấn”.
Để giảm tổn thất sau thu hoạch, tăng giá trị trong chuỗi sản xuất, các chuyên gia đề xuất giải pháp tập trung đầu tư phát triển hệ thống silo bảo quản, tồn trữ lúa gạo tại ĐBSCL. Đây được đánh giá là hướng phát triển tất yếu của công nghiệp chế biến lúa gạo. Các cụm silo lúa hiện đại được trang bị hệ thống lấy mẫu để kiểm định chất lượng đầu vào, thiết bị làm sạch, sấy khô lúa; hệ thống nạp vào và tháo lúa ra bằng cơ giới; theo dõi tự động nhiệt độ của lúa trong trong quá trình bảo quản… Chất lượng lúa gạo được bảo đảm trong thời gian khá dài; rất thuận lợi cho việc chủ động nguồn hàng, chờ giá cao, kéo dài thời gian tiêu thụ, đảm bảo an ninh lương thực…
Có thể bạn quan tâm

“Để giải quyết khó khăn và thúc đẩy tiêu thụ lúa gạo, chúng ta nên thí điểm lập sàn giao dịch cho mặt hàng này”, ông Nguyễn Minh Toại, Giám đốc Sở Công Thương thành phố Cần Thơ đề xuất như vậy tại phiên thảo luận về “Giải pháp nâng cao giá trị và thúc đẩy tiêu thụ nông sản”.

Cho dù vẫn còn rất thiếu những thông tin đáng tin cậy nhưng vẫn có thể khẳng định rằng, thị trường mắc ca thế giới hiện vẫn còn rất nhỏ, từ sản lượng đến quy mô xuất nhập khẩu và có nhiều rủi ro về giá.

Những năm qua, cùng với việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã vùng cao, vùng sâu vùng xa, việc chuyển giao tiến bộ KHKT giúp đồng bào các dân tộc ở đây từng bước làm quen với kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi tiên tiến được huyện Vân Canh đặc biệt quan tâm.

Theo Sở NN&PTNT, từ đầu năm đến nay, việc nuôi trồng, khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực nhờ ngư dân đã chủ động bám biển đánh bắt, khai thác thủy sản; các mô hình cộng đồng tham gia quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản triển khai có hiệu quả…

Với phương pháp sử dụng thuốc Bắc làm thức ăn trong chăn nuôi lợn, anh Đỗ Văn Chuyên (42 tuổi) ở thôn Trai Trang, thị trấn Yên Mỹ (Hưng Yên) đang từng bước xây dựng thương hiệu thịt lợn sạch, có uy tín, cho thu nhập mỗi năm lên đến trăm triệu đồng.