Chỉ Việt Nam giá trị xuất khẩu gạo giảm

Ông nêu con số cụ thể, so với cùng kỳ năm ngoái, 4 nước tăng là Mỹ 34%, Pakistan 20%, Ấn Độ 18%, Thái Lan 2,2%; riêng Việt Nam giảm 13% về giá trị. Nguyên nhân, theo ông Năng là “chúng ta quá ù lỳ”.
Ông phân tích, năm 2008, có 4 dấu hiệu nổi lên rất rõ để phải cơ cấu lại ngành lúa gạo: nguồn cung đa dạng, giá cạnh tranh, có thêm nhiều nước xuất khẩu gạo trong khi những nước khách hàng chính của gạo Việt Nam giảm nhu cầu.
“Nhưng nước ta không thay đổi, ù lỳ cho đến nay nên ngày càng khó khăn”, ông nói.
Tình hình lúa gạo của nước ta hiện nay, theo ông Năng là đang bị thị trường lúa gạo thế giới đánh bật ra ngoài, vì chưa xác định được phân khúc tham gia.
Ông lấy ví dụ thị trường gạo trắng giá rẻ ở châu Phi, từ năm 2013 về trước, mỗi năm nước ta xuất hơn 1 triệu tấn (có năm 1,6 triệu), chiếm khoảng 20% lượng gạo xuất khẩu.
Nhưng năm 2014, tụt xuống 800.000 tấn, chỉ còn 12,6% lượng gạo xuất khẩu. Trong 8 tháng đầu năm 2015, xuất được 665.000 tấn gạo nhưng chủ yếu là gạo thơm nhẹ, “không còn xuất được gạo trắng”. Giá gạo trắng thường ở châu Phi chỉ còn 305 USD/tấn, trong khi nước ta phải 350 USD/tấn mới có lời.
Giá thành gạo nước ta cao do sản xuất manh mún. Nhiều năm qua hô hào xây dựng cánh đồng lớn nhưng ông Năng cho biết, TCty Lương thực miền Nam “làm hết cách” mà chưa được 20.000 ha, các doanh nghiệp khác tổng cộng cũng chưa tới 200.000 ha, chỉ chiếm khoảng 6% diện tích canh tác ở ĐBSCL.
Vì sản xuất manh mún, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nên không thể bán vào các thị trường chất lượng cao như EU, châu Mỹ (riêng nước Mỹ mỗi năm xuất 2 tỷ USD, nhập 1 tỷ USD gạo).
Ông Năng phát biểu tại cuộc hội thảo “Giải pháp tài chính cho doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng lúa gạo, vật tư nông nghiệp và vật tư thủy sản” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam-chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) cùng HDBank tổ chức.
Giám đốc VCCI Cần Thơ, ông Võ Hùng Dũng, phân tích thị trường lúa gạo lớn nhất của nước ta là Trung Quốc cũng “đang có dấu hiệu sụt giảm mạnh”.
Gạo nước ta xuất sang Trung Quốc chiếm 65% tổng lượng xuất khẩu trong những năm 2012-2013, giảm xuống 53% năm 2014 và hiện nay, dưới 50%. “Trung Quốc là thị trường khổng lồ nhưng không rõ ràng nên còn ẩn chứa nhiều rủi ro”, ông Dũng cảnh báo.
Có thể bạn quan tâm

Từ năm 2011 đến nay, các ngành chức năng thị xã La Gi và UBND các xã đã lập biên bản, xử lý 93 trường hợp đào ao nuôi tôm trái phép trên 23 ha đất tại các xã Tân Phước, Tân Bình, Tân Tiến, Tân Hải, với tổng số tiền phạt 937,7 triệu đồng, trong đó UBND tỉnh Bình Thuận đã ra quyết định xử phạt 10 trường hợp, UBND thị xã La Gi ra quyết định xử phạt 23 trường hợp, UBND các xã ra quyết định xử phạt 60 trường hợp.

Tóm lại, việc ứng dụng BFT trong nuôi thâm canh cá rô phi thương phẩm đã đạt kết quả rõ rệt, thể hiện qua việc thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của cá nuôi, năng suất nuôi đạt cao, hiệu quả sử dụng thức ăn được cải thiện, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường ao nuôi. Tuy nhiên, theo nhận xét của nhóm nghiên cứu, mô hình này phù hợp với những cơ sở nuôi có khả năng đầu tư cơ sở hạ tầng và công nghệ.

Chiều 30-12, UBND TX Quảng Yên phối hợp với Công ty CP nuôi trồng thủy sản công nghiệp Tân An, tổ chức Hội nghị tổng kết mô hình nuôi thử nghiệm hàu cửa sông thương phẩm tại vùng nuôi trồng thủy sản tập trung Đông Yên Hưng- TX Quảng Yên (Quảng Ninh).

Ngày 8/8/2014, 9 con cá ngừ đại dương của ngư dân tỉnh Bình Định được vận chuyển bằng đường hàng không đã chào bán tại Trung tâm đấu giá hải sản Nhật Bản. Kết quả thật bất ngờ, phần lớn cá ngừ được người Nhật mua với giá 1.200 Yên, tương đương 220.000 đồng/kg. Có con bán với giá 420.000 đồng/kg và duy nhất một con cá bán với giá thấp khoảng 250 Yên, tức chỉ 50.000 đồng/kg.

Trước tiên, hãy xem xét các điều kiện hạ tầng phục vụ có bảo đảm cho việc nuôi tôm, nhất là khi muốn nuôi tôm công nghiệp (NTCN) như: nguồn nước, đường điện, giao thông thuỷ bộ, đồng vốn, kiến thức quản lý và khả năng nắm bắt thông tin về thị trường vật tư, tình hình dịch bệnh…