Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chỉ thu 2 loại phí về kiểm dịch và kiểm soát giết mổ gia súc

Chỉ thu 2 loại phí về kiểm dịch và kiểm soát giết mổ gia súc
Ngày đăng: 07/10/2015

Trước thông tin vướng mắc trong việc thu phí, lệ phí trong việc kiểm dịch, kiểm soát giết mổ lợn, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, hiện cơ quan thú y các địa phương chỉ thu 2 loại phí về công tác kiểm dịch và kiểm soát giết mổ lợn, riêng phí lấy mẫu xét nghiệm thì theo yêu cầu của chủ cơ sở chăn nuôi lợn.

Theo báo cáo giải trình của Cục Thú y, thu phí kiểm dịch vận chuyển chỉ thu phí 1 loại phí kiểm tra lâm sàng đối với lợn trọng lượng từ 15kg trở xuống là 500 đồng/con, và lợn trên 15kg là 1.000 đồng/con.

Các Chi cục Thú y không tổ chức bấm thẻ tai lợn thịt và chỉ niêm phong phương tiện vận chuyển. Đối với lợn giống, hầu hết chủ gia súc tự bấm thẻ tai trong quá trình nuôi, nên khi vận chuyển không tổ chức bấm thẻ tai và không thu phí thẻ tai.

Việc thu phí kiểm soát giết mổ lợn thực hiện theo Thông tư 04 và Thông tư 113  sửa đổi của Bộ Tài chính quy định. Mức thu phí phụ thuộc công suất của cơ sở giết mổ từ 100 con đến 200 con/ngày.

Việc lấy mẫu xét nghiệm định kỳ làm cơ sở công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh được thực hiện để chi trả cho việc chi phí xét nghiệm.

Hiện các cơ quan Thú y trên cả nước chỉ thu phí kiểm tra lâm sàng trước khi vận chuyển lợn đi tiêu thụ chia ra 2 dòng thu đối với lợn thịt và lợn sữa và phí kiểm soát giết mổ theo 4 dòng thu theo công suất giết mổ.

Về thu phí xét nghiệm, chỉ lấy mẫu giám sát bệnh định kỳ để cảnh báo và làm cơ sở công nhận an toàn dịch bệnh theo yêu cầu của chủ cơ sở chăn nuôi lợn, xét nghiệm chỉ tiêu nào thì cơ sở trả tiền theo chỉ tiêu đó.


Có thể bạn quan tâm

Sản Xuất Trái Cây Rải Vụ Khai Thác Lợi Thế, Tăng Hiệu Quả Sản Xuất Sản Xuất Trái Cây Rải Vụ Khai Thác Lợi Thế, Tăng Hiệu Quả Sản Xuất

Về vùng chuyên canh thanh long trong những ngày này vào ban đêm, gần như đến nơi nào chúng tôi cũng thấy ánh đèn điện sáng choang phát ra từ những vườn thanh long làm rực sáng cả vùng quê. Hỏi ra mới biết, thời điểm này, nông dân đang tập trung xông đèn xử lý thanh long cho trái nghịch vụ.

29/12/2014
Cam, Bưởi Chẳng Phụ Công Người Cam, Bưởi Chẳng Phụ Công Người

“Ai cũng nói Lục Ngạn được trời phú cho chất đất hiếm nơi nào có. Vườn rộng mà không làm nên cơm cháo gì thì thật lãng phí. Vì thế tôi đã dồn hết tâm huyết vào chăm cây có múi để có hướng đi của riêng mình”. Anh Lưu Văn Sáng, thôn Trại Ba, xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) mở đầu câu chuyện về nghề làm vườn với chúng tôi như thế.

29/12/2014
Hậu Giang Đăng Ký Nhãn Hiệu Tập Thể Cho Xoài Cát Bảy Ngàn Hậu Giang Đăng Ký Nhãn Hiệu Tập Thể Cho Xoài Cát Bảy Ngàn

Ngày 24-12, tại UBND thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang đã đến khảo sát và làm việc với Hợp tác xã (HTX) xoài Bảy Ngàn để xây dựng nhãn hiệu tập thể. Tại đây, HTX đã được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh hướng dẫn thực hiện các trình tự, thủ tục và gợi ý các mẫu logo nhãn hiệu xoài. Theo đó, HTX đã thống nhất chọn tên nhãn hiệu tập thể là Xoài cát Bảy Ngàn.

29/12/2014
Văn Chấn (Yên Bái) Thu Gần 100 Tỷ Đồng Từ Cam Văn Chấn (Yên Bái) Thu Gần 100 Tỷ Đồng Từ Cam

Với việc chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu giống cây ăn quả theo hướng nâng cao giá trị kinh tế, đáp ứng nhu cầu thị trường, các nhà vườn tập trung đầu tư phát triển mạnh các giống cam như: đường canh, cam sành, cam V2. Riêng cam đường canh, tính đến đầu tháng 12, nông dân trong huyện đã thu hoạch được trên 500 tấn.

29/12/2014
Sẽ Thu Gần 100 Triệu Đồng Mãng Cầu Sẽ Thu Gần 100 Triệu Đồng Mãng Cầu

Quả đúng vậy, ở thôn Phước Thọ, xã Tân Phước (thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận), ông là người thường xuyên có mãng cầu chính vụ và trái vụ, bán đi các nơi, kể cả ngoài tỉnh. Đất ở Tân Phước đa phần là đất cát pha, thích hợp với mãng cầu, chính vì vậy, khi nhiều người nông dân Tân Phước chuộng cây xoài, thanh long, ông vẫn tập trung vào mãng cầu, cho dù loại cây này dễ cỗi nếu chăm sóc không hợp lý, hoặc thiếu nước tưới bổ sung.

29/12/2014