Chi phí sản xuất mía đường quá cao

Ngày 16-7, tại hội thảo “Nâng cao năng lực cạnh tranh mía đường VN chuẩn bị hội nhập ASEAN” được tổ chức tại TP Nha Trang (Khánh Hòa), Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT) cho rằng sức cạnh tranh của ngành mía đường VN kém là do chi phí sản xuất mía đường quá cao, đặc biệt là giá mía nguyên liệu.
Cụ thể, giá nguyên liệu mía trong giá thành sản xuất đường vào khoảng 8.000 - 10.000 đồng/kg, cao hơn nhiều nước ở ASEAN và trên thế giới. Trong khi đó, phần lớn nhà máy đường có công suất và thiết bị chỉ ở mức trung bình, sản xuất các sản phẩm phụ sau đường chưa được quan tâm đúng mức...
Phát biểu tại hội thảo, ông Vũ Văn Tám - thứ trưởng Bộ NN&PTNT- cho rằng các doanh nghiệp mía đường cần nghiên cứu để đầu tư cải tiến thâm canh cây mía, đa dạng hóa sản phẩm, tận thu phế phẩm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất để nâng cao sức cạnh tranh của ngành mía đường VN.
Có thể bạn quan tâm

Phải cạnh tranh quyết liệt và gánh chịu nhiều rủi ro do diễn biến của thời tiết là tình trạng chung của người nông dân trồng rau trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hiện nay. Để chủ động và cạnh tranh đầu ra với sản phẩm của các vùng trồng rau các địa phương lân cận, họ phải tham khảo nhu cầu thị trường tiêu thụ, thời tiết để xuống giống đúng thời điểm. Nếu sai, sẽ mất trắng và tốn thêm tiền công để nhổ bỏ.

Mô hình này do 32 nông hộ ở xã Ân Phong thực hiện từ tháng 7.2014, trên diện tích 2 ha đất lúa chuyển đổi. Theo đánh giá của ngành chức năng và bà con nông dân thực hiện mô hình, giống bắp PAC 999 chịu hạn tốt, ít sâu bệnh, cây cứng, tỉ lệ nảy mầm cao, bắp to, dài và đồng đều.

Để có điều kiện tốt hơn cho con cái ăn học, ông Lý Nhịt Sau đã không ngừng tìm tòi, nghiên cứu nhằm nâng cao năng suất cây trồng. Năm 2007, ông Sau trồng xen tiêu vào vườn cà phê. Cách làm này giúp ông tăng thu nhập trên cùng một diện tích mà không phải phá bỏ vườn cà phê.

Do chi phí vật tư và tiền thuê nhân công tăng cao nên sau khi trừ chi phí sản xuất, nông dân lời từ 1,5 - 2 triệu đồng/công. Nhiều thương lái cho biết, với nguồn cung ít như hiện nay, chuyện khan hiếm khóm thương phẩm sẽ còn kéo dài đến tháng 12, vì vậy khả năng giá khóm sẽ còn tăng trong thời gian tới.

Anh Võ Văn Thắng, ở thôn Tân Hóa Nam, xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định là một trong những người đi tiên phong trồng xoài cát tại Cát Hanh. Hiện trang trại trồng xoài cát của anh rộng hơn 2 ha, sản xuất theo phương pháp VietGAP, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.