Chi phí sản xuất mía đường quá cao

Ngày 16-7, tại hội thảo “Nâng cao năng lực cạnh tranh mía đường VN chuẩn bị hội nhập ASEAN” được tổ chức tại TP Nha Trang (Khánh Hòa), Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT) cho rằng sức cạnh tranh của ngành mía đường VN kém là do chi phí sản xuất mía đường quá cao, đặc biệt là giá mía nguyên liệu.
Cụ thể, giá nguyên liệu mía trong giá thành sản xuất đường vào khoảng 8.000 - 10.000 đồng/kg, cao hơn nhiều nước ở ASEAN và trên thế giới. Trong khi đó, phần lớn nhà máy đường có công suất và thiết bị chỉ ở mức trung bình, sản xuất các sản phẩm phụ sau đường chưa được quan tâm đúng mức...
Phát biểu tại hội thảo, ông Vũ Văn Tám - thứ trưởng Bộ NN&PTNT- cho rằng các doanh nghiệp mía đường cần nghiên cứu để đầu tư cải tiến thâm canh cây mía, đa dạng hóa sản phẩm, tận thu phế phẩm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất để nâng cao sức cạnh tranh của ngành mía đường VN.
Có thể bạn quan tâm

Đang mùa mưa lũ, chất lượng nước không đảm bảo, môi trường nuôi bị ô nhiễm, tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển nhiều. Lên kế hoạch phòng trị bệnh trên cá tra nuôi thời điểm này là rất cần thiết.

Theo Chi cục Phát triển nông thôn Phú Yên, 5 năm qua, toàn tỉnh đã bê tông hóa hơn 1.800km đường nông thôn, góp phần nâng tỷ lệ đường nông thôn được bê tông và nhựa hóa lên 70%.

Sáng 30.9, tại TP.HCM, Ủy ban Đoàn kết Công giáo (UBĐKCG) Việt Nam tổ chức hội nghị toàn quốc biểu dương 180 đại biểu đại diện cho hơn 5.000 gương “người tốt, việc tốt” trong đồng bào Công giáo trên cả nước.

Ngày 29.9, ông Trần Anh Thư - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh An Giang cho biết: Sở vừa có văn bản chính thức kiến nghị UBND tỉnh trình Bộ NNPTNT bổ sung cây thốt nốt vào danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Trước thực trạng nuôi gà lông trắng - loại gà công nghiệp đang được nuôi phổ biến- ngày càng không hiệu quả, người dân thua lỗ, đã có nhiều ý kiến cho rằng, nước ta nên bỏ nuôi giống gà này và chuyển sang nuôi gà lông màu.