Chi Hội Trưởng Nông Dân Sản Xuất, Kinh Doanh Giỏi

Đó là anh Phan Cẩn, ở thôn Ngọc Sơn Bắc, xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn. Bằng sự cần cù lao động, ham học hỏi, biết áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, chăn nuôi, hàng năm anh có thu nhập từ nuôi bò, heo và trồng trọt trên 150 triệu đồng.
Xuất thân từ gia đình làm nông, kinh tế khó khăn, quyết tâm thoát nghèo, anh đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng với số tiền 20 triệu đồng để đầu tư chăn nuôi. Khởi nghiệp, anh nuôi bò sinh sản, từ một bò cái giống ban đầu, đến nay lúc nào trong chuồng nhà anh cũng có từ 3 - 5 bò cái sinh sản và bò thịt. Anh còn tận dụng phân bón hữu cơ từ chăn nuôi bò để trồng mì và một số loại cây trồng cạn khác.
Từ thành công bước đầu, anh mở trang trại nuôi gà. Tuy bước đầu gặp không ít khó khăn vì chưa nắm vững kỹ thuật chăn nuôi, ảnh hưởng của dịch bệnh, song với bản tính cần cù, chịu khó và tham gia nhiều lớp tập huấn KHKT do các cấp Hội Nông dân tổ chức, anh đã áp dụng vào chăn nuôi gà thành công.
Đến nay, anh đã xây dựng trang trại với quy mô hơn 1.000 con gà thịt và hơn 200 con gà đẻ trứng. Anh còn nuôi 60-70 con heo thịt và 10 con heo nái sinh sản. Riêng nuôi heo, hàng năm anh thu lãi từ 80-100 triệu đồng.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh Phan Cẩn còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội, nhiều năm liền anh được bầu làm Chi hội trưởng nông dân của thôn Ngọc Sơn Bắc.
Từ kinh nghiệm thành công trong sản xuất, chăn nuôi của chính gia đình mình, anh đã có nhiều đề xuất, kiến nghị Hội Nông dân xã đề ra nhiều giải pháp hiệu quả hỗ trợ các hội viên nông dân vay vốn, áp dụng KHKT vào sản xuất, chăn nuôi; chuyển đổi mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện của địa phương, giúp nhiều gia đình hội viên nông dân vươn lên làm giàu chính đáng.
Anh Cẩn cho rằng: “Đã làm Chi hội trưởng nông dân thì phải tìm cách làm cho các hội viên thoát được nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc mới hoàn thành nhiệm vụ được giao”.
Với những thành tích đạt được, anh Cẩn được công nhận là hộ nông dân sản xuất kinh giỏi, được UBND tỉnh tặng Bằng khen và nhiều Bằng khen, giấy khen của các cấp Hội.
Có thể bạn quan tâm

Trong năm, việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất hoa màu tiếp tục được quan tâm. Cụ thể, thực hiện 7 mô hình trình diễn rau an toàn (RAT); 4 mô hình sản xuất RAT gắn với tiêu thụ và nhiều cuộc tọa đàm, hội thảo lồng ghép trong các chương trình, dự án... Từ đó, nông dân đã mạnh dạn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, góp phần tăng năng suất, chất lượng (bắp 7 tấn/ha, đậu nành 2,1 tấn/ha, rau muống lấy hạt 2,5 tấn/ha). Sản xuất RAT diện tích trên 150ha, đạt 83,5% kế hoạch nhưng hầu hết diện tích rau đều sản xuất nhỏ lẻ, chưa có liên kết sản xuất và tiêu thụ.

Từ con gà, con vịt cho đến con heo đang đẩy người chăn nuôi ở Bình Định lâm cảnh khốn đốn. Nguyên nhân do sau Tết, giá cả các loại vật nuôi nói trên đều tuột, trong khi giá thức ăn chăn nuôi vẫn “bình chân như vại”.

Cao su được Hà Tĩnh công nhận là cây mũi nhọn kinh tế bởi nguồn lợi đưa lại rất lớn. Thế nhưng bão số 10 vừa qua đã làm cho gần 800/1.600ha cao su ở Kỳ Anh bị gãy đổ gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Đây là bài học xương máu cho việc quy hoạch thiếu cân nhắc bởi Kỳ Anh thường xuyên "hứng bão" thế nhưng nơi đây vẫn cứ trồng cao su bằng mọi giá.

Được triển khai từ tháng 8/2012 tại xã Phước Sơn (Ninh Phước) trên diện tích 2,5 ha, mô hình trồng táo xanh theo tiêu chuẩn VietGAP bước đầu mang lại hiệu quả trong việc “sạch hóa” nông sản, là hướng đi phù hợp, tạo chỗ đứng tin cậy trên thị trường.

Trong những năm qua, nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, nhằm tăng thêm nguồn thu cho gia đình, góp phần giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo ở địa phương, trong đó, mô hình nuôi ếch đầu tư ít, dễ nuôi, cho hiệu quả kinh tế cao, đang ngày càng có nhiều nông dân áp dụng.