Chỉ Đạo Đẩy Nhanh Tiến Độ Gieo Cấy Lúa Vụ Mùa

Để bảo đảm kế hoạch và tiến độ gieo cấy 33.000ha lúa vụ mùa, Sở Nông nghiệp và PTNT đã có văn bản đề nghị UBND các huyện, thành, thị chỉ đạo huy động tối đa các phương tiện, lực lượng đẩy nhanh tiến độ làm đất và gieo cấy lúa mùa, đặc biệt tập trung ưu tiên làm đất và gieo cấy lúa trà mùa sớm; chỉ đạo, hướng dẫn nông dân làm đất, bón lót, gieo cấy cũng như thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật.
Sở Nông nghiệp và PTNT cũng yêu cầu Chi cục Thủy lợi, Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên khai thác công trình thủy lợi Phú Thọ phối hợp chặt chẽ các địa phương đảm bảo cung cấp đủ nước phục vụ cho sản xuất vụ mùa.
Trung tâm Khuyến nông và Chi cục BVTV đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, hướng dẫn nông dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật ngâm ủ hạt giống lúa để tăng tỷ lệ nảy mầm, bón phân đủ lượng, chăm sóc lúa sau gieo cấy; tiếp tục chỉ đạo triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn trồng lúa.
Tăng cường công tác điều tra, dự tính, dự báo phát hiện sớm và chỉ đạo, hướng dẫn phun trừ kịp thời đối với các loại sâu bệnh hại lúa đảm bảo an toàn cho sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Bình Thuận chưa xảy ra dịch bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng trên gia súc và bệnh tai xanh trên heo. Hiện tại, ngành đang tập trung chỉ đạo chặt chẽ các biện pháp phòng chống dịch bệnh, tiêm phòng trên đàn gia súc, gia cầm…

Sáng ngày (3/8), Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo khoa học “Đánh giá tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đến Việt Nam: Khía cạnh kinh tế vĩ mô và trường hợp ngành chăn nuôi”.

Cách đây 5 năm, người dân vùng ven biển Quảng Nam chọn nuôi đà điểu để xóa đói giảm nghèo. Nhưng thời gian gần đây người dân không còn mặn mà với mô hình này bởi khó tìm đầu ra.

Các cơ quan chuyên môn ở huyện Tuy An (Phú Yên) vừa nghiệm thu mô hình nuôi thử nghiệm cá thát lát cườm thương phẩm trong ao đất.

Phát huy lợi thế về ao, hồ, sông, suối và lòng hồ thủy điện trên địa bàn, huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã phát triển diện tích nuôi cá nước ngọt toàn huyện lên 325 ha.