Chỉ Dẫn Địa Lý Gạo Nàng Thơm Chợ Đào

UBND tỉnh Long An vừa ban hành kế hoạch về xác lập quyền chỉ đẫn địa lý cho sản phẩm gạo Nàng thơm chợ Đào.
Theo đó, kế hoạch này gồm 3 nội dung. Đầu tiên là điều tra, khảo sát thực địa và thu thập thông tin (gồm khảo sát, xây dựng kế hoạch triển khai; quy trình, kỹ thuật trồng trọt, canh tác và giống lúa Nàng thơm chợ Đào; điều tra thực trạng quy hoạch vùng canh tác gạo Nàng thơm chợ Đào, chế biến, bảo quản sau thu hoạch; thu thập thông tin về sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm).
Nội dung thứ 2 là xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đăng ký chỉ dẫn địa lý gạo Nàng thơm chợ Đào (phân tích và xác định các yếu tố đặc thù về tính chất và chất lượng gạo Nàng thơm chợ Đào; phân tích và xác định các yếu tố đặc thù về điều kiện tự nhiên, giống và quy trình canh tác ảnh hưởng đến đặc thù của sản phẩm; phân tích và xác định mối liên hệ giữa đặc thù về điều kiện tự nhiên và con người vùng sản xuất với đặc thù của sản phẩm; khoanh vùng và xây dựng bản đồ khu vực lãnh thổ tương ứng với chỉ dẫn địa lý gạo Nàng thơm chợ Đào).
Nội dung thứ 3 là đăng ký chỉ dẫn địa lý cho gạo Nàng thơm chợ Đào (thu thập, tổng hợp các tài liệu cần thiết để lập hồ sơ yêu cầu đăng bạ chỉ dẫn địa lý; lập tờ khai yêu cầu đăng ký chỉ dẫn địa lý; lập bản thuyết minh tính chất đặc thù của sản phẩm nông sản; chuẩn bị các tài liệu liên quan khác; nộp và theo đuổi đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý; trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý).
Đến tháng 12/2015, các Sở, ngành có liên quan phải hoàn chỉnh hồ sơ và nộp đơn về Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN).
Có thể bạn quan tâm

Vụ nuôi tôm gần đây, toàn huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã có 122 hộ nuôi tôm trên ruộng, với tổng diện tích 752,8 ha (giảm 55,2 ha so năm trước). Đến nay, hầu hết các hộ nuôi đã cơ bản thu hoạch dứt điểm, đạt tổng sản lượng hơn 903 tấn tôm càng xanh thương phẩm. Trong đó, có trên 560 tấn tôm thịt và 343 tấn tôm trứng.

Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) Bà Rịa - Vũng Tàu đã thực hiện mô hình nuôi tôm sú luân canh trên nền ruộng muối tại hộ gia đình ông Huỳnh Văn Thuyết ở ấp An Thạnh, xã An Ngãi, huyện Long Điền với quy mô 1000 m2.

Ngoài cây cao su, những năm gần đây huyện Sông Hinh (Phú Yên) chú trọng mở rộng diện tích trồng cây ca cao, trong đó có mô hình trồng ca cao dưới tán rừng, mở đầu cho một dự án quy mô lớn, có diện tích hàng trăm hecta, nhằm nâng cao đời sống nhân dân trong vùng hưởng lợi và tích cực bảo vệ rừng.

Trung tâm Khuyến nông, khuyến ngư thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau khuyến cáo nông dân: Vào thời điểm này nên tạm dừng việc thả tôm nuôi, nhằm tránh những rủi ro. Đây là vụ thả nuôi trái vụ, mặt khác do thời tiết khô hạn gay gắt nên nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, nếu thả tôm nuôi vào thời điểm này sẽ không hiệu quả, thậm chí sẽ bị lỗ do chi phí đầu tư cao.

Tính đến thời điểm này, bà con nông dân huyện Cái Nước (Cà Mau) thả nuôi được khoảng 500ha tôm nuôi công nghiệp, trong đó có gần 300ha tôm thẻ chân trắng, tăng gấp 1,5 lần so với diện tích tôm sú.