Chỉ Dẫn Địa Lý Gạo Nàng Thơm Chợ Đào

UBND tỉnh Long An vừa ban hành kế hoạch về xác lập quyền chỉ đẫn địa lý cho sản phẩm gạo Nàng thơm chợ Đào.
Theo đó, kế hoạch này gồm 3 nội dung. Đầu tiên là điều tra, khảo sát thực địa và thu thập thông tin (gồm khảo sát, xây dựng kế hoạch triển khai; quy trình, kỹ thuật trồng trọt, canh tác và giống lúa Nàng thơm chợ Đào; điều tra thực trạng quy hoạch vùng canh tác gạo Nàng thơm chợ Đào, chế biến, bảo quản sau thu hoạch; thu thập thông tin về sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm).
Nội dung thứ 2 là xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đăng ký chỉ dẫn địa lý gạo Nàng thơm chợ Đào (phân tích và xác định các yếu tố đặc thù về tính chất và chất lượng gạo Nàng thơm chợ Đào; phân tích và xác định các yếu tố đặc thù về điều kiện tự nhiên, giống và quy trình canh tác ảnh hưởng đến đặc thù của sản phẩm; phân tích và xác định mối liên hệ giữa đặc thù về điều kiện tự nhiên và con người vùng sản xuất với đặc thù của sản phẩm; khoanh vùng và xây dựng bản đồ khu vực lãnh thổ tương ứng với chỉ dẫn địa lý gạo Nàng thơm chợ Đào).
Nội dung thứ 3 là đăng ký chỉ dẫn địa lý cho gạo Nàng thơm chợ Đào (thu thập, tổng hợp các tài liệu cần thiết để lập hồ sơ yêu cầu đăng bạ chỉ dẫn địa lý; lập tờ khai yêu cầu đăng ký chỉ dẫn địa lý; lập bản thuyết minh tính chất đặc thù của sản phẩm nông sản; chuẩn bị các tài liệu liên quan khác; nộp và theo đuổi đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý; trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý).
Đến tháng 12/2015, các Sở, ngành có liên quan phải hoàn chỉnh hồ sơ và nộp đơn về Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN).
Có thể bạn quan tâm

Theo khảo sát của Bloomberg, sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ bắt đầu từ tháng 10 tới sẽ tăng 10% lên 1,6 triệu tấn, cao hơn 6,7% so với dự báo hồi tháng 5.

Toàn huyện Lai Vung (Đồng Tháp) có khoảng 8ha diện tích trồng ớt. Vụ thu đông này ớt trúng mùa, năng suất đạt khoảng 15 tấn/ha; tuy nhiên cách nay 1 tháng, giá ớt đã giảm mạnh, ớt sừng trâu, trái to có giá từ 30 - 32 ngàn đồng/kg, nay chỉ còn 10 ngàn đồng/kg.

“Mấy năm gần đây, nhiều vườn vú sữa Lò Rèn xuống sức thấy rõ. Nếu tiếp tục duy trì thì không thu được bao nhiêu mà lại mất thời gian nên nhiều hộ ở đây đã đốn vú sữa để trồng sa pô” - Đó là lời phản ánh của ông Nguyễn Văn Hòa, một nông dân kỳ cựu trồng vú sữa ở ấp Mỹ (Kim Sơn, Châu Thành - Tiền Giang).

Mặc dù không có thế mạnh về cây ăn trái so với các địa phương như Tiền Giang, Bến Tre…, tuy nhiên, gần 10 năm nay, cây thanh long đã trở thành cây xóa nghèo của nhiều hộ gia đình trên vùng đất Châu Thành, tỉnh Long An.

Nhằm đưa đối tượng nuôi mới cá tầm vào phát triển tại các khu vực hồ chứa của huyện Mỹ Đức (Hà Nội), ngày 26 tháng 4 năm 2013, Trạm Khuyến nông huyện Mỹ Đức phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Hà Nội tổ chức lớp tập huấn “Kỹ thuật nuôi cá tầm thương phẩm hồ chứa” cho 40 hộ nuôi trồng thủy sản của hai xã Hợp Thanh và An Phú.