Chỉ Dẫn Địa Lý Gạo Nàng Thơm Chợ Đào

UBND tỉnh Long An vừa ban hành kế hoạch về xác lập quyền chỉ đẫn địa lý cho sản phẩm gạo Nàng thơm chợ Đào.
Theo đó, kế hoạch này gồm 3 nội dung. Đầu tiên là điều tra, khảo sát thực địa và thu thập thông tin (gồm khảo sát, xây dựng kế hoạch triển khai; quy trình, kỹ thuật trồng trọt, canh tác và giống lúa Nàng thơm chợ Đào; điều tra thực trạng quy hoạch vùng canh tác gạo Nàng thơm chợ Đào, chế biến, bảo quản sau thu hoạch; thu thập thông tin về sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm).
Nội dung thứ 2 là xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đăng ký chỉ dẫn địa lý gạo Nàng thơm chợ Đào (phân tích và xác định các yếu tố đặc thù về tính chất và chất lượng gạo Nàng thơm chợ Đào; phân tích và xác định các yếu tố đặc thù về điều kiện tự nhiên, giống và quy trình canh tác ảnh hưởng đến đặc thù của sản phẩm; phân tích và xác định mối liên hệ giữa đặc thù về điều kiện tự nhiên và con người vùng sản xuất với đặc thù của sản phẩm; khoanh vùng và xây dựng bản đồ khu vực lãnh thổ tương ứng với chỉ dẫn địa lý gạo Nàng thơm chợ Đào).
Nội dung thứ 3 là đăng ký chỉ dẫn địa lý cho gạo Nàng thơm chợ Đào (thu thập, tổng hợp các tài liệu cần thiết để lập hồ sơ yêu cầu đăng bạ chỉ dẫn địa lý; lập tờ khai yêu cầu đăng ký chỉ dẫn địa lý; lập bản thuyết minh tính chất đặc thù của sản phẩm nông sản; chuẩn bị các tài liệu liên quan khác; nộp và theo đuổi đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý; trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý).
Đến tháng 12/2015, các Sở, ngành có liên quan phải hoàn chỉnh hồ sơ và nộp đơn về Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN).
Có thể bạn quan tâm

Thực tế, văn hóa ăn gà lông không chỉ hằn sâu trong nếp nghĩ của người dân Thủ đô Hà Nội mà còn du nhập theo kiều bào sang tận các quốc gia phát triển.

Ngày 19/11, Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội phối hợp với Công ty CP Sữa quốc tế (IDP) tổ chức hội nghị triển khai chương trình hợp tác phát triển chăn nuôi bò sữa và xây dựng chuỗi liên kết chăn nuôi tiêu thụ sữa tươi trên địa bàn TP Hà Nội.

Đối với người dân huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) thì cây bời lời trắng không còn xa lạ bởi từ lâu loại cây này đã có mặt hầu như ở khắp nơi, từ khe suối đến dốc đá cao. Tuy nhiên, giá trị kinh tế mang lại của nó rất thấp nên người dân chẳng mấy quan tâm tới loại cây này.

Gia Lai hiện có khoảng 78.000 ha cà phê kinh doanh đang đối mặt với tình trạng giảm năng suất, chất lượng, cộng với giá cà phê đang xuống thấp khiến người nông dân thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Những ngày qua, nhiều hộ gia đình trên địa bàn tỉnh bước vào thu hoạch cà phê.

Vụ sản xuất lúa đông xuân 2015 - 2016, TP Cần Thơ dự kiến gieo sạ khoảng 86.770 ha, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thành phố đã và đang tích cực khuyến cáo nông dân chuẩn bị cho mùa vụ thật chu đáo, đảm bảo ăn chắc trong vụ lúa này.