Chỉ Dẫn Địa Lý Gạo Nàng Thơm Chợ Đào

UBND tỉnh Long An vừa ban hành kế hoạch về xác lập quyền chỉ đẫn địa lý cho sản phẩm gạo Nàng thơm chợ Đào.
Theo đó, kế hoạch này gồm 3 nội dung. Đầu tiên là điều tra, khảo sát thực địa và thu thập thông tin (gồm khảo sát, xây dựng kế hoạch triển khai; quy trình, kỹ thuật trồng trọt, canh tác và giống lúa Nàng thơm chợ Đào; điều tra thực trạng quy hoạch vùng canh tác gạo Nàng thơm chợ Đào, chế biến, bảo quản sau thu hoạch; thu thập thông tin về sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm).
Nội dung thứ 2 là xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đăng ký chỉ dẫn địa lý gạo Nàng thơm chợ Đào (phân tích và xác định các yếu tố đặc thù về tính chất và chất lượng gạo Nàng thơm chợ Đào; phân tích và xác định các yếu tố đặc thù về điều kiện tự nhiên, giống và quy trình canh tác ảnh hưởng đến đặc thù của sản phẩm; phân tích và xác định mối liên hệ giữa đặc thù về điều kiện tự nhiên và con người vùng sản xuất với đặc thù của sản phẩm; khoanh vùng và xây dựng bản đồ khu vực lãnh thổ tương ứng với chỉ dẫn địa lý gạo Nàng thơm chợ Đào).
Nội dung thứ 3 là đăng ký chỉ dẫn địa lý cho gạo Nàng thơm chợ Đào (thu thập, tổng hợp các tài liệu cần thiết để lập hồ sơ yêu cầu đăng bạ chỉ dẫn địa lý; lập tờ khai yêu cầu đăng ký chỉ dẫn địa lý; lập bản thuyết minh tính chất đặc thù của sản phẩm nông sản; chuẩn bị các tài liệu liên quan khác; nộp và theo đuổi đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý; trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý).
Đến tháng 12/2015, các Sở, ngành có liên quan phải hoàn chỉnh hồ sơ và nộp đơn về Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN).
Có thể bạn quan tâm

Trong điều kiện đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống dân sinh thì việc nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên đầu diện tích đã và đang là đòi hỏi mà ngay cả ngành quản lý đến người sản xuất cần thực hiện.

Trên cở sở học tập kinh nghiệm từ mô hình đã cho hiệu quả tại tỉnh Bình Thuận, Phòng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Ninh Hải đã triển khai thí điểm mô hình trồng thanh long ruột đỏ tại xã Xuân Hải. Tuy bước đầu được trồng thí điểm trên diện tích 3 sào với 5 hộ tham gia, thế nhưng do hiệu quả cao hơn so với cây trồng khác nên thanh long ruột đỏ đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều người dân địa phương.

Năm 2000 tổ hợp tác góp vốn làm ăn tập thể theo khả năng của từng hộ, vì vốn ít, sản xuất muối bình thường nên nguồn thu không cao. Năm 2010 Tổ hợp tác xã Hiệp Phát với 8 thành viên tham gia góp hơn 4 tỉ đồng để sản xuất 8 ha muối trải bạt.

Một ngày giữa tháng 8, chúng tôi đến thăm Câu lạc bộ trồng táo xã Nhơn Hải (Ninh Hải). Với nụ cười rạng rỡ, tay bắt mặt mừng, ông Nguyễn Phế, Chủ nhiệm CLB lại thông báo thêm một tin vui: “Được sự hỗ trợ của Hội Nông dân tỉnh, ngày 9-8 vừa qua, chúng tôi đã thành lập HTX trồng táo Mỹ Khánh, với sự tham gia của 20 xã viên vốn là các thành viên của CLB trồng táo trước đây, với tổng diện tích trồng táo là 13 ha”.

Sau 4 tháng triển khai thực hiện mô hình trồng bắp lai thương phẩm, đến nay người dân xã Phước Đại (Bác Ái) đã thu hoạch với năng suất và hiệu quả kinh tế đạt cao.