Chi cục Phát triển nông thôn cấp bò sinh sản tại xã Gia Hòa 2 (Sóc Trăng)

Sau khi các hộ dân bốc thăm nhận bò, có 14 con bò cái được giao cho 14 hộ thuộc diện cận nghèo và nghèo của xã Gia Hòa 2. Mỗi con trị giá 14 triệu đồng, các hộ dân được hỗ trợ 5 triệu đồng/con bò, người dân đối ứng 9 triệu đồng còn lại từ vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội cho vay.
Chú Trần Văn Điện - ấp Thuận Hòa cho biết, trước đây gia đình tôi chỉ nuôi tôm và một số con gia cầm, thu nhập bấp bênh. Khi được hỗ trợ con bò này, tôi sẽ trồng cỏ trên bờ đê để tạo nguồn thức ăn cho bò, gia đình tôi cũng có thêm điều kiện thoát nghèo, cải thiện thu nhập cho gia đình.
Lãnh đạo xã Gia Hòa 2 cho biết, việc hỗ trợ bò cái sinh sản nhằm mục đích giúp các hộ khó khăn về kinh tế có thể phát triển đàn bò về sau để có điều kiện thoát nghèo bền vững hơn. Lãnh đạo xã cũng lưu ý đến các hộ nhận bò, cần duy trì phát triển đàn bò để nâng cao thu nhập cho gia đình, trong quá trình nuôi nếu có sự cố xảy ra, hộ nuôi cần báo cáo về chính quyền địa phương.
Được biết, trong thời gian tới, Chi cục Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục cấp bò giống cho một số hộ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn trên địa bàn xã Gia Hòa 1 và Hòa Tú 2 (Mỹ Xuyên).
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, bên cạnh việc các hợp tác xã (HTX) phát huy vai trò “bà đỡ” thì nông dân nhiều địa phương cũng rất năng động liên kết với doanh nghiệp nhằm tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm.

Ngày đầu thành lập, dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng sau gần 4 năm đi vào hoạt động, Quỹ Hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi đã thực sự trở thành “phao cứu sinh: đối với ngư dân. Ngay đầu năm 2015 đã có 2 gia đình ngư dân trong tỉnh nhận được nguồn hỗ trợ lớn để hiện thực hóa ước mơ đóng tàu vỏ thép vươn khơi bám biển để làm ăn hiệu quả hơn.

Tuy mang lại hiệu quả lớn nhưng hiện giờ, việc liên kết sản xuất lúa giống giữa nông dân, Hợp tác xã nông nghiệp (HTX) và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giống (DN) lại khó mở rộng diện tích vì nhiều lý do. Trong đó có chuyện nông dân và HTX chưa thực sự đặt niềm tin vào DN…

Mặc dù tình trạng nắng hạn đang diễn ra gay gắt những nhờ sự chủ động trong lịch thời vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý nên nhiều loại cây trồng lấy củ, nông sản trên địa bàn huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) đều được mùa. Tuy nhiên, niềm vui của nông dân chưa trọn vẹn khi phải đối mặt với tình trạng được mùa- mất giá.

Ngày 20/6, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau tổ chức hội thảo giới thiệu công nghệ ương giống và nuôi thương phẩm cá chình bông theo hình thức công nghiệp. Đến dự hội nghị có đại diện các cơ quan chuyên môn, phòng nông nghiệp các huyện và hơn 100 nông dân nuôi cá chình trong tỉnh.