Chỉ Có 5,1% Sản Lượng Lúa Bán Trực Tiếp Cho Nhà Xuất Khẩu

Hàng năm, Việt Nam sản xuất hơn 40 triệu tấn lúa hàng hóa các loại, đóng góp cho xuất khẩu hơn 7,7 triệu tấn gạo (năm 2012), tuy nhiên, sản lượng lúa được nông dân bán trực tiếp cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo chỉ chiếm 5,1% con số trên.
Sản lượng lúa được nông dân bán trực tiếp cho doanh nghiệp xuất khẩu chỉ chiếm 5,1% so với tổng sản lượng lúa được xuất khẩu quy ra gạo.
Thông tin trên được Giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Văn Luật, nguyên Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL cho biết tại hội thảo “Sản xuất và tiêu thụ lúa gạo: giải pháp và vấn đề” được tổ chức ở Cần Thơ vào ngày 21-11.
Theo ông Luật, một kết quả nghiên cứu chuỗi giá trị xuất khẩu gạo ở An Giang trong năm nay, cho thấy mặt hàng lúa gạo xuất khẩu hiện được phân phối qua 3 kênh chính. Thứ nhất, kênh phân phối từ nông dân đến nhà máy chế biến, chiếm 2,8% và từ nhà máy chế biến đến công ty xuất khẩu gạo, chiếm 24,2%; Thứ 2, từ nông dân sản xuất đến thương nhân mua lúa, chiếm 91,2%, từ thương nhân mua lúa đến nhà máy xay xát, chiếm 31,3% và từ nhà máy xay xát đến công ty xuất khẩu, chiếm 24,2%.
“Riêng kênh mua bán thông qua hình thức nông dân bán trực tiếp lúa cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo chỉ chiếm có 5,1%”, ông Luật cho biết.
Lý giải nguyên nhân trên, nhiều đại biểu tham dự hội thảo này cho biết một phần do doanh nghiệp xuất khẩu gạo chuộng mua gạo hơn mua lúa, sau đó đem về đánh bóng, đóng bao xuất khẩu theo yêu cầu đơn hàng của đối tác (chủng loại, quy cách đóng bao), một phần do việc vận chuyển lúa hàng hóa từ đồng ruộng đến nơi tiêu thụ (doanh nghiệp xuất khẩu) khó khăn, chi phí vận chuyển tăng cao, nên nông dân thường chọn giải pháp bán ngay lúa tươi tại ruộng khi thu hoạch xong.
Chính việc mất quá nhiều khâu trung gian trong đường đi của lúa hàng hóa từ đồng ruộng đến doanh nghiệp xuất khẩu nên lợi nhuận nông dân thu được thường không cao, dù họ là lực lượng đảm nhận đến 50% khối lượng công việc trong chuỗi giá trị của ngành lúa gạo.
Thực tế, điều này được thể hiện qua báo cáo phân tích chuỗi giá trị gia tăng ngành gạo được ông Luật sử dụng trình bày tại hội thảo này. Theo đó, giá trị thuần nông dân thu được trên mỗi kí lô gam lúa là 540 đồng (tương đương 27,8%). Trong khi đó, thương nhân mua lúa thu được 39 đồng (2%), nhà máy xay xát 123 đồng (6,3%), nhà máy lau bóng 50 đồng (2,6%). Riêng doanh nghiệp xuất khẩu gạo thu được đến 556 đồng (tương đương 28,7%) trên mỗi kí lô gam gạo xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Sau rằm tháng 7, phần lớn các loại rau màu giảm giá thì dưa hấu tăng giá trở lại. Khoảng một tháng rưỡi trước, giá dưa ở mức thấp từ 3.000-3.200 đồng/kg thì hiện nay tăng thêm 600-1.000 đồng/kg.

Việt Nam chủ yếu nhập khẩu tôm sú từ Ấn Độ để đáp ứng nhu cầu chế biến của doanh nghiệp. Nguyên nhân do thời gian qua dịch bệnh bùng phát, nguồn tôm nguyên liệu trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu của doanh nghiệp xuất khẩu nên doanh nghiệp phải tìm nguồn nguyên liệu thay thế.

Thời gian qua, tình trạng lấn chiếm đất đai, đào hồ nuôi tôm trái phép diễn ra khá phổ biến trên địa bàn tỉnh. Chính quyền địa phương xử lý thiếu kiên quyết nên vi phạm diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường tại các vùng nuôi trong tỉnh bị bỏ ngỏ nên tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.

Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), trong 7 tháng đầu năm 2014, Việt Nam chi hơn 1,45 triệu USD cho nhập khẩu 1.656 con lợn giống, tăng 1,7 lần về giá trị và 1,9 lần về khối lượng so với cùng kỳ năm ngoái. Cũng trong 7 tháng, Việt Nam đã nhập khẩu 944.965 con giống gia cầm với tổng trị giá hơn 3,67 triệu USD.

Đặc biệt, tại huyện Đơn Dương - nơi chăn nuôi bò sữa tập trung của tỉnh Lâm Đồng, cá biệt có hộ chăn nuôi bò sữa đạt năng suất bình quân 22 lít/con/ngày (trên 6 tấn/chu kỳ/con như mức bình quân của tỉnh). Với mức thu mua 14.000 đồng/lít sữa như hiện nay, tại Lâm Đồng, bình quân mỗi chu kỳ một con bò sữa cho nông dân thu nhập khoảng 85 triệu đồng.