Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chỉ có 36% doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam tận dụng được FTA

Chỉ có 36% doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam tận dụng được FTA
Ngày đăng: 23/10/2015

Ngày 21.10, tại hội thảo "Hiệp định thương mại tự do (FTA) và Hiệp định đối tác toàn diện kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (EPA)," theo khảo sát doanh nghiệp Nhật Bản tại châu Á và châu Đại Dương do JETRO thực hiện năm vừa qua cho thấy, tỷ lệ vận dụng FTA, EPA của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam chỉ đạt 36%.

Khi so sánh tỷ lệ vận dụng FTA, EPA của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam so với các nước khác trong khu vực còn kém xa, cụ thể Indonesia là 58,2%; Thái Lan 53,7%; Malaysia 48,9%...

Dây chuyền sản xuất phụ kiện ôtô, xe máy phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu tại Công ty Nissin Manufacturing Việt Nam (100% vốn đầu tư của Nhật Bản) tại Khu Công nghiệp Lương Sơn, Hòa Bình.

Tại hội thảo, các chuyên gia đã cập nhật thông tin mới và giới thiệu những quy định về quy tắc xuất xứ của các FTA, EPA, nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản vận dụng các Hiệp định này hiệu quả hơn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường và hoạt động xuất nhập khẩu.

Ông Nguyễn Quan Phúc, đại diện Cục xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, nhấn mạnh quy định về quy tắc xuất xứ trong các FTA, EPA đóng vai trò quan trọng, vì đây là cơ sở xác định hàng hóa nhập khẩu có đủ điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế quan hay không.

Mặt khác, quy định về quy tắc xuất xứ còn nhằm đảm bảo sự can bằng hợp lý giữa "thuận lợi hoá thương mại" và "chống gian lận thương mại." Đồng thời, các quy tác trên là công cụ đo mức độ thụ hưởng và tận dụng ưu đãi tại các bên là thành viên tham gia Hiệp định Thương mại tự do.

Bên cạnh đó, thỏa mãn quy định về quy tắc xuất xứ, được hưởng thuế quan ưu đãi, từ đó kích thích hoạt động sản xuất và xuất khẩu.

Tương tự, các chuyên gia thống nhất nhận định, việc vận dụng FTA, EPA của doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu giữa Nhật Bản và Việt Nam nói riêng, Nhật Bản với khu vực ASEAN nói chung có ý nghĩa rất to lớn.

Đặc biệt, các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam chiếm khoảng 60% xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, khoảng 20% xuất khẩu sang khu vực ASEAN.

Đồng thời, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục xem xét mở rộng thị trường xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và ASEAN trong thời gian tới.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình VACR Cho Thu Nhập Gần 100 Triệu Đồng / Năm Mô Hình VACR Cho Thu Nhập Gần 100 Triệu Đồng / Năm

Với sự siêng năng, cần cù, chịu khó, mô hình vườn - ao - chuồng - ruộng (VACR) của ông Trần Văn Khải ngụ ấp Ông Gồng, xã Tân Đông (Tiền Giang) cho thu nhập 100 triệu đồng/năm

09/02/2011
Nuôi Lươn - Vốn Ít, Lời Khá Nuôi Lươn - Vốn Ít, Lời Khá

Tùy theo trọng lượng mà lươn có giá bán từ 50.000 - 100.000 đồng/kg, sau khi trừ hết chi phí thì gia đình tôi có lãi từ 3 - 4 triệu đồng. Nuôi lươn như một cách làm xoay vòng, để qua mùa nước nổi thì gia đình tôi đã có một số tiền kha khá để sống đến vụ lúa Đông xuân rồi”.

12/10/2011
Vừa Mừng, Vừa Lo Vừa Mừng, Vừa Lo

Ông Nguyễn Văn Thuyết (khóm 10, phường 1, TP. Bạc Liêu) nhờ nuôi rắn mối mà trở thành tỷ phú. Với diện tích nuôi rắn khoảng 2.000 m2, mỗi năm, ông Thuyết thu về bạc tỷ. Hiện nay, Hội nông dân TP. Bạc Liêu đang nhân rộng mô hình này với hy vọng sẽ có thêm nhiều tỷ phú nông dân.

01/07/2012
Đưa Cá Rô Phi Sang Mỹ Đưa Cá Rô Phi Sang Mỹ

Cá rô phi (tên khoa học là Tilapia) là tên gọi chỉ chung cho các loài cá nước ngọt phổ biến, sống tại các sông suối, kênh rạch, ao hồ. Đây là giống cá thuộc họ Cichlidae gồm nhiều chủng, có nguồn gốc phát sinh từ châu Phi và Trung Đông. Một trong những loài đặc hữu của họ cá này là cá điêu hồng và rô phi sông Nile

06/12/2011
Bàn Cách Cứu Cá Tra Bàn Cách Cứu Cá Tra

Ngày 13/6, đại diện các Bộ NN&PTNT, Tài chính, Ngân hàng phát triển và Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (Vasep) họp kín bàn biện pháp cứu ngành sản xuất cá tra. Khả năng sẽ có khoảng 30% DN đang nợ lớn, ngân hàng chấp nhận bán lỗ...

18/06/2012