Chè Việt Nam Điêu Đứng Vì Thông Tin Sai Từ Đài Loan

Chiều 17.11, ông Lê Văn Minh, Giám đốc Sở NN-PTNT Lâm Đồng, cho biết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chuyên xuất khẩu chè ô long qua Đài Loan đang gặp khó khăn trong việc xuất khẩu.
Nguyên nhân, từ cuối tháng 9.2014, có 7 kênh truyền hình, 4 tờ báo và 1 trang web tại Đài Loan thông tin rằng chè VN trồng trên vùng đất nhiễm dioxin, nên phía Đài Loan đã ách các lô hàng lại tại cảng, không thông quan.
Ông Minh cho biết thêm Hiệp hội Thương mại Đài Loan tỉnh Lâm Đồng và Văn phòng văn hóa - kinh tế Đài Bắc tại TP.HCM đã có văn bản đề nghị tỉnh Lâm Đồng xác nhận những vùng trồng chè không nằm trong vùng đất bị nhiễm dioxin.
Tỉnh Lâm Đồng đã giao Sở TN-MT chủ trì phối hợp với BCH Quân sự tỉnh, Sở NN-PTNN... kiểm tra và có văn bản khẳng định các vùng trồng chè ở Lâm Đồng không hề bị nhiễm dioxin thời chiến tranh.
Cũng theo ông Minh, ngày 24.11 tại Đài Bắc, Văn phòng văn hóa - kinh tế Đài Bắc tại TP.HCM và Hiệp hội Thương mại Đài Loan tỉnh Lâm Đồng sẽ tổ chức họp báo công bố xác nhận của tỉnh Lâm Đồng, phía Đài Loan có mời tỉnh Lâm Đồng cử đại diện tham dự buổi họp báo.
Nguồn bài viết: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20141118/che-vn-dieu-dung-vi-thong-tin-sai-tu-dai-loan.aspx
Có thể bạn quan tâm

“Khi hoa được 1 tháng là bắt đầu cho chúng “ăn” điện. Thời gian ấy nhìn các vườn hoa trông như một thành phố sáng rực đèn điện. Khi hoa đến 2 tháng tuổi là cắt, không dùng điện để hãm chúng nữa để chúng phát triển tự do, lấy sức đơm búp, để hoa nở đúng dịp tết”, chị Đào giải thích thêm.

Lý giải việc cam đầu mùa được giá, ông Hoàng Văn Khủ (bản Pá Han, xã Phù Lưu) cho biết, vì năm nay có tháng nhuận nên cam chín sớm, bắt đầu bán từ tháng 9. Trong khi đó, năm ngoái cam bắt đầu có từ tháng 10. Ông Khủ hạch toán, với sản lượng trên 40 tấn, chắc vườn cam của gia đình ông sẽ thu về được trên 300 triệu đồng.

Định hướng đến năm 2030, khi VN trở thành một nước công nghiệp phát triển, nhu cầu sữa sẽ tương đương với các nước phát triển hiện nay, khoảng 70 lít/người/năm. Khi đó, nếu tạm tính dân số 100 triệu người, nếu VN tự SX sữa đáp ứng được 60-70% nhu cầu trong nước đã là rất thành công.

Thêm vào đó, hai trận bão số 4 và số 5 liên tiếp vừa qua, tại một số nơi, đặc biệt là Gia Lai, mưa do ảnh hưởng của bão đã kích hoa của vụ sau ra sớm, đây là đợt hoa “lãng phí” không sinh trái sau này, khiến sản lượng vụ này giảm và khả năng niên vụ tới 2015/16 mất mùa càng lớn.

“Chúng ta có lợi thế như vậy, đòi hỏi của thế giới cũng như vậy, cách nhìn thế giới thay đổi, không có lý gì mà nông nghiệp không trở thành một lĩnh vực Việt Nam phát triển, tạo giá trị gia tăng cao hơn và như chúng tôi đã nói không phải đi theo, tiến kịp thế giới mà có thể đi cùng thế giới và thậm chí nông nghiệp Việt Nam còn là hình mẫu” – TS.Thành chia sẻ.