Chè Việt Nam Điêu Đứng Vì Thông Tin Sai Từ Đài Loan

Chiều 17.11, ông Lê Văn Minh, Giám đốc Sở NN-PTNT Lâm Đồng, cho biết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chuyên xuất khẩu chè ô long qua Đài Loan đang gặp khó khăn trong việc xuất khẩu.
Nguyên nhân, từ cuối tháng 9.2014, có 7 kênh truyền hình, 4 tờ báo và 1 trang web tại Đài Loan thông tin rằng chè VN trồng trên vùng đất nhiễm dioxin, nên phía Đài Loan đã ách các lô hàng lại tại cảng, không thông quan.
Ông Minh cho biết thêm Hiệp hội Thương mại Đài Loan tỉnh Lâm Đồng và Văn phòng văn hóa - kinh tế Đài Bắc tại TP.HCM đã có văn bản đề nghị tỉnh Lâm Đồng xác nhận những vùng trồng chè không nằm trong vùng đất bị nhiễm dioxin.
Tỉnh Lâm Đồng đã giao Sở TN-MT chủ trì phối hợp với BCH Quân sự tỉnh, Sở NN-PTNN... kiểm tra và có văn bản khẳng định các vùng trồng chè ở Lâm Đồng không hề bị nhiễm dioxin thời chiến tranh.
Cũng theo ông Minh, ngày 24.11 tại Đài Bắc, Văn phòng văn hóa - kinh tế Đài Bắc tại TP.HCM và Hiệp hội Thương mại Đài Loan tỉnh Lâm Đồng sẽ tổ chức họp báo công bố xác nhận của tỉnh Lâm Đồng, phía Đài Loan có mời tỉnh Lâm Đồng cử đại diện tham dự buổi họp báo.
Nguồn bài viết: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20141118/che-vn-dieu-dung-vi-thong-tin-sai-tu-dai-loan.aspx
Có thể bạn quan tâm

Ngày 16-9, đồng chí Hoàng Công Thủy - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra Công trình xây dựng Trung tâm giống vật nuôi ở huyện Cẩm Khê và làm việc với Trung tâm giống Vật nuôi, Chi cục Thủy sản về tình hình sản xuất, cung ứng giống gia súc, gia cầm, thủy sản.

Họ rong ruổi theo bầy vịt từ chân ruộng cạn đến xứ đồng sâu. Đêm, họ lại ngủ ngoài đồng để xua đuổi bầy chó hoang và phòng ngừa kẻ gian trộm vịt. Nhưng điều lo lắng nhất với họ là dịch bệnh khiến cho vịt chết hàng loạt, mất trắng vài chục đến hàng trăm triệu đồng.

Cái tên núi Trọc, nằm ở xã Hành Trung (Nghĩa Hành), gắn liền với một vùng đất hoang hóa, cằn cỗi, cây cối không mọc nổi. Ấy vậy mà qua đôi bàn tay của anh Nguyễn Đức Tuệ, nơi đây đã trở thành mảnh đất “xanh” cho cây dược liệu cà gai leo sinh sôi và trở thành “sinh kế” cho hàng chục hộ dân ở Nghĩa Hành.

1 kg cá ngừ đại dượng đạt tiêu chuẩn bán ở thị trường Nhật Bản có thể gấp 5 lần so với giá nội địa. Tuy nhiên, thực tế ngư dân Việt Nam vẫn chưa tuân thủ các quy trình câu, xử lý, bảo quản nên chất lượng chưa đạt, hiệu quả chưa cao.

Những năm qua, công tác thú y được chú trọng phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu đã đáp ứng kịp thời nhu cầu bảo vệ đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn, góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi và tạo ra môi trường chăn nuôi trong sạch, sản phẩm thịt sạch góp phần bảo vệ sức khỏe con người.