Chế Tạo Máy Sạ Lúa Từ 80 - 200 Công Đất/ngày

Đó là sáng kiến của lão nông Nguyễn Văn Sáng (Tư Sáng), ở phường 1, TP.Vị Thanh (Hậu Giang) sau hơn 3 tháng mày mò chế tạo.
Đây là chiếc máy sạ lúa (sạ lan) thế hệ đầu tiên của ông. Theo đó, chiếc máy hoạt động bằng cách dùng sức gió đẩy hạt lúa giống bay ra theo một họng xéo, bề rộng lối sạ 9-10m.
Máy có thể sạ từ 80-200 công đất/ngày, rất phù hợp cho sản xuất cánh đồng lớn, hợp tác xã hay những nông dân làm trang trại. Nếu muốn sạ thưa có thể điều chỉnh bằng 2 cách: Tăng số cho máy chạy nhanh hơn hoặc hạn chế lượng giống xuống.
Ông Sáng cho biết: “Máy sạ lan có ưu điểm hơn hẳn so với máy kéo hàng, không tốn nhiều thời gian châm lúa giống. Bồn chứa có thể đựng được 2 giạ lúa giống, đủ sạ cho từ 2-3 công”.
Dự kiến, giá bán máy sạ lúa của ông Tư Sáng từ 22-24 triệu đồng/chiếc. Nếu người mua đã có sẵn dàn chạy (máy xới tay) thì giá có thể giảm 1/2.
Có thể bạn quan tâm

Nông dân các huyện Cầu Ngang, Châu Thành (Trà Vinh) đang thu hoạch rộ vụ ớt chỉ thiên năm 2014. Giá ớt được thương lái mua 15.000 - 18.000 đồng/kg, với năng suất đạt khoảng 30 tấn/ha, sau khi trừ chi phí nông dân còn lời 150 - 300 triệu đồng/ha; mức lợi nhuận khá cao so với nhiều loại cây trồng khác.

Sau khi giá lúa nhích lên được vài ngày, mấy ngày qua giá lúa đã liên tục giảm trở lại. Nhiều nông dân, dù đã nhận tiền đặt cọc của thương lái nhưng vẫn không bán được lúa.

Những năm gần đây, nhiều gia đình ở huyện Châu Thành (Đồng Tháp) mạnh dạn thay đổi cơ cấu cây trồng, chuyển sang trồng mít Thái siêu sớm mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Gần một tháng nay, giá chuối già thu mua tại vườn tăng 3.000 đồng/kg so với đầu năm, ở mức 6.000 đồng đến 7.000 đồng/kg; chuối chưa già các chủ vựa cũng mua luôn.

Nhờ nuôi tôm hùm xuất khẩu, gần 3.000 hộ dân ở Thị xã Sông Cầu (Phú Yên) có cuộc sống ổn định, nhiều gia đình từ hai bàn tay trắng đến nay có thu nhập tới cả tỷ đồng.